Lĩnh vực logistics đã có mặt tại Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây, song đến thời điểm hiện tại, đây được đánh giá là một trong những ngành nghề hot, có nhu cầu tuyển dụng cao. Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam cho hay, trong 3 năm tới, lĩnh vực này sẽ cần khoảng 18.000 lao động.
Theo đó, logistics bao gồm các hoạt động như: Lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Nhân viên ngành phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động trên.
Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán nguồn lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp.
Báo cáo của Công ty TNHH Robert Walters Việt Nam - thuộc một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới Robert Walters, mức lương của những người làm trong lĩnh vực Logistics hiện tương đối cao và không ngừng tăng lên theo từng năm, do nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao.
Theo đó, mức lương trung bình trong ngành logistics tại các quốc gia như sau:
Ngoài ra, báo cáo lương của Jobstreet (công ty việc làm trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, theo Forbes) nêu rõ, mức lương khởi điểm đối với ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng dao động từ 5 - 9 triệu/tháng. Mức lương tăng dần theo số kinh nghiệm, kỹ năng được tích lũy.
Đối với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng lên từ 15 - 23 triệu/tháng. Tuy nhiên, cũng không thiếu những doanh nghiệp sẵn sàng trả cho vị trí này từ 80 - 100 triệu/tháng. Đây cũng là lĩnh vực có nhiều cơ hội thăng tiến.