Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian?

Leonardo |

Lượng nước được thả vào khí quyển trông giống như một đám mây khổng lồ.

NASA đã thực hiện một cuộc thí nghiệm với nước. Họ đã thả nước vào trong khí quyển và quan sát những gì sẽ xảy ra sau đó, những ảnh hưởng của nó đến chúng ta như thế nào?

Kết quả thật ngoài sự mong đợi, những gì họ quan sát được và những ảnh hưởng từ thí nghiệm này đến chúng ta được ghi nhận.

Cuộc thử nghiệm vào năm 1962 – Dự án mang tên High Water

Không phải một lần mà là hai lần vào năm 1962, NASA đã thả hàng chục nghìn lít nước vào tầng điện ly cho việc nghiên cứu khoa học. Dự án này có tên là High Water.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 1.

Dự án High Water có lẽ là một trong những dự án ít được biết đến nhất trong thời kì hoạt động của tàu vũ trụ Apollo và Apollo đã không thực sự làm được chính xác những gì đúng như tên gọi của dự án High Water là thả nước vào khí quyển và để nước di chuyển trên khí quyển của Trái Đất.

Chính vì điều này NASA đã quyết định thử nghiệm bằng loại tên lửa khác và các điểm thả nước cũng được thay đổi là đưa vào tầng điện ly sau đó.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 2.

Nước được thả ở tầng điện ly sau khi tàu Apollo thất bại trong dự án High Water

Vậy điều gì sẽ xảy ra với tất cả các chất lỏng một khi nó được thả vào khí quyển?

NASA đã đặt ra một số câu hỏi rằng: Liệu trong ngày đầu hoạt động của tên lửa thì những gì có thể xảy ra đối với các nhiên liệu bên trong tên lửa nếu nó phát nổ. Nguyên nhân có thể do một số thiếu sót nào đó hoặc là nó sẽ bị phá hủy vì vượt khỏi tầm kiểm soát của Range Safety Officer khi đang bay vào quỹ đạo.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 3.

Những tên lửa thử nghiệm có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, va chạm với các vật thể trong không gian và phát nổ

Họ không chỉ nghiên cứu vấn đề này trong phòng thí nghiệm mà thay vào đó họ đã quyết định thả một lượng nước từ khoang của một tên lửa lớn và quan sát, ghi nhận những gì xảy ra sau đó từ việc sử dụng các điểm dữ liệu viễn thám trong quá trình thử nghiệm diễn ra.

Dự án High Water đã cho ra đời những tên lửa mang tên Saturn kí hiệu "S".

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 4.

Có nhiều phiên bản tên lửa mang tên Saturn nhằm mục đích thực hiện dự án High Water. Các phiên bản đều được đặt tên từ S1 là đời đầu cho đến S5 là đời cuối cùng. Tuy nhiên trong dự án High Water, NASA chỉ sử dụng S1, S2 và S3.

Trong lần thử nghiệm đầu tiên phiên bản S1 được sử dụng và kiểm tra kĩ lưỡng về cấu trúc, lượng nước chứa trong khoang để những lần thử nghiệm tiếp theo không phải gặp bất cứ vấn đề gì từ lượng nước trong khoang chứa cho đến khi nó đạt độ cao nhất định – Nước được thả lần đầu vào ngày vào 25 tháng 4 năm 1962.

Việc thả nước vào không gian diễn ra rất thành công và sau lần đầu tiên vụ phóng tên lửa với phiên bản S2 và S3 được tiếp tục nhằm đưa 109.000 và 30.000 gallon nước vào độ cao 93 dặm so với mặt đất.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 5.

Một lượng nước lớn được đưa vào không gian phục vụ cho nghiên cứu

Nước lại được thả vào khí quyển ngày 16 tháng 11 của năm 1962 với phiên bản S3. Trên chuyến bay này lượng nước sau khi được thả vào khí quyển thì nó trông như một lớp đệm và lan nhanh ra khoảng 104 dặm trên khí quyển trong vòng 5 giây.

Quan sát cho thấy nó biến thành một đám mây khổng lồ và dãn nở. Thử nghiệm này cũng đi kèm với một số xáo trộn đến tần số vô tuyến - Sự cố mất liên lạc từ xa khi các đám mây hình thành.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 6.

Kết quả quan sát cho thấy chúng như một đám mây khổng lồ và đám mây dãn ra rất nhanh khoảng 104 dặm chỉ trong vòng 5 giây.

Liệu có vô ích không khi NASA lại thả nước vào không gian? - Ảnh 7.

Ảnh hưởng đi kèm với thí nghiệm là xảy ra một số xáo trộn với tần số vô tuyến.

Kết quả nghiên cứu của dự án High Water đã thành công.

Đây cũng được coi là lần đầu tiên các tên lửa Saturn được sử dụng trực tiếp cho một vấn đề khoa học. Một số nhân viên tại NASA tin rằng dự án High Water chỉ là một việc phải làm và đó là nhiệm vụ cần thiết đối với tên lửa Saturn.

Nếu có điều kiện bạn hãy thử tiến hành thí nghiệm này và quan sát xem điều kì diệu gì sẽ xảy ra sau đó.

Nguồn: Seeker

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại