Mơ ước không chỉ của Mỹ
Vào thời kỳ gay gắt của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ của những năm 60 - 70. Khoa học kỹ thuật hàng không của Liên Xô tỏ ra vượt trội hơn người Mỹ, với hàng loạt các loại vũ khí được thử nghiệm nhằm mục đích chạy đua vũ trang nhằm dằn mặt đối phương....
Vì kỹ thuật hàng không mạnh hơn Mỹ lúc bây giờ, vào năm 1970 Liên Xô đã chế tạo thành công và chính thức đưa vào sử dụng loại máy bay đa nhiệm siêu thanh có tên MiG-25 hay còn gọi là foxbat.
MiG-25 được trang bị radar cực mạnh và 4 tên lửa đối không R-40 (AA-6 Acrid) với đầu dò hồng ngoại và có thể điều khiển bằng radar, tầm bắn từ 2 đến 60 km cùng bom.
Điều đặc biệt là MiG-25 có vận tốc bay tối đa cực nhanh, vào khoảng Mach 3,2 (gấp 3,2 lần vận tốc âm thanh trong không khí).
MiG-25 được Liên Xô sản xuất hơn 1.000 chiếc. trang bị cho không quân Xô Viết và vài nước Đồng Minh...
Nó đã thật sự gây sốc cho giới tư bản phương tây khi bay với vận tốc cực nhanh qua không phận Israel khoảng 20 lần và luôn cắt đuôi F4E của không quân Israel, người do thái thực sự không có cách nào để ngăn chặn MiG-25 ngay cả khi biết trước lịch bay của nó.
Chiếc MiG-25P đào tẩu sang Nhật Bản.
Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6/9, viên phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" này đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên các chuyên gia phương Tây có thể nghiên cứu gần chiếc máy bay này, và nó hé lộ nhiều bí mật cũng như bất ngờ.
Belenko được trao quy chế tị nạn bởi Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy là Gerald Ford thực hiện và một quỹ "đen" đã được lập ra cho ông ta, trao cho ông một cuộc sống rất dễ chịu trong những năm sau đó.
Hoa Kỳ đã phỏng vấn và thẩm vấn ông trong năm tháng sau vụ đào tẩu, và sử dụng ông như một chuyên gia tư vấn trong nhiều năm sau.
Cùng với chiếc MiG-25 huyền thoại, Belenko còn mang theo cuốn sách hướng dẫn sử dụng cho phi công MiG-25, hy vọng giúp các phi công Mỹ trong việc đánh giá và thử nghiệm máy bay.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản chỉ cho phép Hoa Kỳ xem xét chiếc máy bay và thực hiện các thí nghiệm trên mặt đất với radar và động cơ.
Sau khi tất cả những bí mật của chiếc MiG-25 bị moi hết, người Mỹ đã tìm được tất cả những điểm mạnh, điểm yếu của MiG-25.
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cho rằng tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.
Vì vậy, ngày 12/11 năm đó, Mỹ - Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước.
Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô. Nhưng khi những thiết bị này được đưa đến vị trí đã sắp xếp, người Liên Xô phát hiện ra “bảo bối” của mình chỉ còn là đống sắt vụn.
Lộ mật
Trước khi trao trả cho Liên Xô, chiếc máy bay đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.
Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô với những kết luận phân tích đáng ngạc nhiên được Mỹ và Nhật đưa ra:
- Chiếc MiG-25 là loại máy bay đời mới, đại diện cho công nghệ Xô Viết mới nhất. Máy bay được lắp ráp rất nhanh, và thực chất được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky của máy bay.
- Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay.
- Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 64,000 lb (29 tấn).
- Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn.
Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay.
Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế. Như mọi máy bay Xô Viết, MiG-25 được thiết kế càng khỏe càng tốt.
Nhờ việc sử dụng đèn chân không, chiếc MiG-25P có một radar rất mạnh loại Smerch-A (Tornado, tên ký hiệu của NATO "Foxfire") - công suất khoảng 600 kW - với radar này thì mọi biện pháp phòng thủ điện tử của quân địch (EMC) đều trở nên vô dụng.
Trên đồng hồ đo vận tốc chỉ tối đa là Mach 2,8 và những phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2,5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ.
Vào năm 1973, người ta đã được chứng kiến một chiếc MIG-25 của Liên Xô bay qua Israel với vận tốc Mach 3,2, điều này đã gây sốc mạnh đối với Phương Tây. Và kết quả của chuyến bay là động cơ đã phải thay thế khi máy bay hạ cánh.
Gia tốc cực đại mà máy bay chịu được là 2,2 G (21,6 m/s2) với những thùng nhiên liệu đầy, nó chịu được giá trị giới hạn tuyệt đối là 4,5 G (44,1 m/s2).
Một chiếc MiG-25 chịu được một gia tốc là 11,5 G (112,8 m/s2) kéo dài trong suốt thời gian huấn luyện hỗn chiến bay thấp, nhưng khung máy bay lại hầu như không biến dạng.
Đa số MiG-25 được sử dụng loại ghế phóng khẩn cấp KM-1, tuy nhiên đó là phiên bản cuối cùng, những kỹ sư đã sử dụng một phiên bản của loại ghế nổi tiếng K-36. Một biên bản ghi lại một cuộc thử nghiệm tốc độ ghế phóng loại KM-1 trên MiG-25 đã đo được tốc độ là Mach 2.76.
Cùng với sự đào tẩu của Belenko là những bí mật về hệ thống radar và tên lửa của MiG-25P đã bị Phương Tây khám phá, và ngay lập tức trong năm 1978, Xô Viết đã phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E").
Phiên bản mới được trang bị radar RP-25 Saphir look-down/shoot-down mới, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS.
Chuyên gia Mỹ - Nhật "phẫu thuật" chiếc MiG-25P đào tẩu