Không phải mọi vũ khí mà Liên Xô “sao chép” lại của Phương Tây đều hợp pháp. Đáng kể nhất phải nói đến máy bay ném bom chiến lược Tu-4.
Năm 1944, bốn chiếc máy bay ném bom chiến lược B-29 Superfortress buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở Liên Xô sau khi bị trúng đạn ở Manchuria (Nhật Bản).
Khi đó Liên Xô không chiến tranh với Nhật Bản, nhưng vẫn giữ các phi công Mỹ cùng máy bay B-29 lại.
Nhà lãnh đạo Stalin cảm thấy ngạc nhiên với những chiếc máy bay ném bom này. Chúng tốt hơn nhiều so với TB-3 đã lỗi thời Liên Xô.
Tuy nhiên, mọi đề nghị Liên Xô gửi tới Mỹ về việc muốn có 100 chiếc máy bay B-29 đều bị Mỹ khéo léo từ chối.
Do vậy, ông đã yêu cầu sao chép toàn bộ chiếc máy bay này mà không được bỏ sót dù một chi tiết nào. Kết quả là Liên Xô có chiếc Tu-4 – một bản sao đầy đủ của máy bay ném bom Mỹ.
Tupolev Tu-4 có thể được xem là mẫu máy bay ném bom chiến lược đầu tiên Liên Xô trong suốt giai đoạn từ cuối năm 1940 đến giữa những năm 1960.
Phải tới những năm cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II Liên Xô mới nhận ra được tầm quan trọng của việc sở hữu một phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa.
Khi Không quân Mỹ khá thành công với phi đội máy bay ném bom của nước này và đỉnh cao lúc đó là những chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-29.
Vì vậy ngay khi có trong tay những chiếc máy bay B-29, nhà lãnh đạo Liên Xô đã ra lệnh, bằng mọi cách phải chế tạo được một loại máy bay giống như thế.
Ngay khi nhận lệnh, cục thiết kế Tupolev nghiên cứu và sao chép toàn bộ chiếc máy bay này không được bỏ xót dù là một chi tiết nhỏ nhất.
Các chi tiết trên chiếc B-29 của Mỹ được tháo rời và đo đạc thông số tỉ mỉ và các bộ phận này bắt được được sao chép y nguyên bản chính.
Tupolev bắt đầu lên kế hoạch sản xuất nguyên mẫu Tu-4 đầu tiên của mình với thiết kế cơ bản dựa trên B-29.
Vấn đề lớn nhất mà Tupolev phải đối mặt lúc đó là hệ thống động cơ dành cho Tu-4, tuy vậy cuối cùng Liên Xô cũng thành công với động cơ Shvetsov ASh-73. Xét về mặt tổng thể ASh-73 có một số chi tiết tương tự như mẫu động cơ Wright R-3350 trên B-29 tuy nhiên chúng lại có công suất mạnh hơn.
Một chiếc Tu-4 có trọng lượng cất cánh tối đa là 63,6 tấn với sải cánh dài 43m, nó được trang bị 4 động cơ cánh quạt Shvetsov ASh-73TK có công suất 2.400 mã lực.
Điều này giúp Tu-4 có thể đạt tới vận tốc 558km/h với phạm vi hoạt động là 5.400km đủ sức vươn tới một số thành phố của Mỹ.
Đến tháng 5-1947, chiếc Tu-4 đầu tiên của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình và không lâu sau đó Tu-4 được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Đến năm 1949, Liên Xô đưa số lượng lớn máy bay ném bom Tu-4 vào trong biên chế và hành động này đã giúp tăng đáng kể sức mạnh của Không quân Liên Xô lúc đó.
Từ năm 1949-1952, Liên Xô đã sản xuất khoảng 847 chiếc Tu-4 và chính điều này đã tạo nên sức ép không nhỏ đối với an ninh của Mỹ. Và giai đoạn này cũng giai đoạn mở màn cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh kéo dài đến vài thập niên sau đó.
Về trang bị vũ khí, Tu-4 có 10 súng Nudelman-Suranov NS-23 23mm được đặt ở các tháp pháo và và đuôi máy bay.
Do có thiết bị điện tử khác biệt nên khối lượng rỗng của Tu-4 lớn hơn chiếc B-29, vì thế nó chỉ có thể mang tối đa 6 tấn bom thay vì 9 tấn như nguyên bản B-29.
Mỗi chiếc Tu-4 ngoài mang bom thông thường chúng còn có thể mang theo 1 quả bom hạt nhân loại RDS-1, RDS-3 hay RDS-5.
Tuy là loại máy bay ném bom tầm xa đầu tiên của Liên Xô, tuy vậy chúng lại có tuổi đời rất ngắn, những chiếc Tu-4 đã bị rút ra khỏi biên chế vào thập niên 1960 để thay thế bằng Tu-95 và Tu-16.