Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ thu hẹp 3,2% trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn khốc, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hôm 13/5.
Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh trên toàn thế giới, cũng như sự gián đoạn toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo báo cáo giữa năm 2020 của WESP.
Đại dịch dự kiến sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong hai năm tới, xóa sạch gần như tất cả thành tích của 4 năm trước đó, đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.
Báo cáo ước tính rằng GDP ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tới 5,0% trong năm nay. "Một mức tăng trưởng khiêm tốn dự kiến vào năm 2021, 3,4% - chỉ đủ để bù cho sản lượng bị mất" nó nói.
GDP của các nước đang phát triển sẽ giảm 0,7%, báo cáo lưu ý.
Đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng
Khoảng 34,3 triệu người được ước tính sẽ rơi vào nghèo khổ cùng cực vào năm 2020 do coronavirus, báo cáo cho biết, hơn một nửa trong số này là ở các nước châu Phi. Thêm 130 triệu người sẽ bị đẩy vào nghèo đói cùng cực vào năm 2030, giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực toàn cầu trong việc xóa đói giảm nghèo cùng cực.
Đại dịch có tác động không đồng đều. Các công việc tay nghề thấp, lương thấp, sẽ thiệt hại khủng khiếp trong khi các công việc có tay nghề cao ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập nội bộ và giữa các quốc gia.
Elliott Harris, Trợ lý tổng thư ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế, nhấn mạnh rằng khả năng bảo vệ việc làm và thu nhập của các quốc gia sẽ phụ thuộc vào tốc độ và sức mạnh của sự phục hồi sau khủng hoảng bên cạnh hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng.
Ông cũng cho biết thêm rằng, virus sẽ tăng tốc quá trình số hóa và tự động hóa. Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo rằng: Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế trực tuyến có thể sẽ loại bỏ nhiều công việc thủ công hiện có, đồng thời tạo ra việc làm mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.