Tàu Theodore Roosavelt ở biển Đông hồi tháng 4. Ảnh: Handout
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo NATO ngày càng ủng hộ lập trường đối đầu của Washington đối với Bắc Kinh. Tại hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra, NATO xác định Bắc Kinh là một thách thức an ninh.
Nhóm nghiên cứu do ông Ely Ratner, người được đề cử làm quan chức chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương hàng đầu của Lầu Năm Góc, dẫn đầu.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết:"Chúng tôi đang xem xét một số đề xuất ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để đồng bộ hóa và điều phối các hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bây giờ là lúc bắt tay vào việc, còn rất nhiều chi tiết cụ thể phải hoàn thiện".
Ông Elbridge Colby, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết mặc dù các sáng kiến sẽ không phải là "viên đạn bạc" để giải quyết vấn đề Trung Quốc nhưng những nỗ lực này là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy Lầu Năm Góc cam kết chuyển nguồn lực ra khỏi Trung Đông và đẩy mạnh sự hiện diện ở Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc. Ảnh: TNS
Hải đội đặc nhiệm là lực lượng phản ứng tức thì có thể nhanh chóng ứng phó với một cuộc khủng hoảng và dành hầu hết thời gian hoạt động xung quanh khu vực, tham gia các cuộc tập trận theo lịch trình và thực hiện các chuyến thăm cảng.
Ông Jerry Hendrix, nhà phân tích của công ty tư vấn Telemus Group, lưu ý rằng một lực lượng đặc nhiệm Thái Bình Dương hiệu quả cũng sẽ bao gồm các đồng minh châu Âu như Anh và Pháp, những nước đang tăng cường hiện diện hải quân ở Thái Bình Dương, cũng như Nhật Bản và Australia.
Nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ liệu lực lượng đặc nhiệm sẽ chỉ bao gồm các tàu của Mỹ hay bao gồm cả quân đội của các quốc gia khác. Tuy nhiên, theo tạp chí Politico, có thể có khoảng 6-10 khu trục hạm, khinh hạm và tàu phụ trợ từ nhiều quốc gia thuộc NATO kết hợp với nhau trong tối đa 6 tháng.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và tướng Mark Milley. Ảnh: Reuters