Điều tra này được tiến hành sau khi cơ quan này nhận được thông tin về các vụ ngược đãi trẻ em có cha mẹ là thành viên của một tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng nào đó. Mục đích là phát hiện sớm những trường hợp bị ngược đãi và có những điều chỉnh thích hợp để giúp đỡ các em.
Ảnh minh họa.
Cha mẹ các em có thể không dùng bạo lực, nhưng không đồng ý việc phẫu thuật, hoặc tiếp nhận hiến máu khi các em có bệnh tật phải chữa. Do đó, theo các Trung tâm hỗ trợ trẻ em toàn quốc, cần phải có biện pháp bảo vệ các em, đình chỉ quyền làm cha mẹ của các em trong khoảng thời gian nhất định. Về vấn đề này có nhiều ý kiến đồng tình cho rằng cần phải bảo vệ trẻ em trong tình huống khẩn cấp tại Trung tâm bảo vệ trẻ em.
Tại Nhật Bản, hiện có khoảng 49.884 Trung tâm bảo vệ trẻ em. Trung tâm này có trách nhiệm cách ly cha mẹ với con cái khi các em bị ngược đãi. Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lượng nhân viên của các trung tâm này.