Lãnh cảm ở nữ, cải thiện thế nào?

BS. Băng Tâm |

Chứng lãnh cảm ở phụ nữ có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt tình dục và hạnh phúc gia đình.


Lãnh cảm là hiện tượng không có hứng thú với hành vi tình dục, một số trường hợp cảm thấy ghê sợ chuyện tình dục mặc dù đó là người chồng hoặc người tình. Nhiều chị em không chỉ không có cảm giác đỉnh điểm mà cả ham muốn và khoái cảm tình dục.

Theo thống kê, có đến 70 - 80% số nữ giới trải nghiệm vài lần giao hợp trước đây phần nhiều là “đau mà không sướng”. Tuy 62,7% số phụ nữ cho rằng rối loạn khả năng tình dục là một chứng bệnh, nhưng 97,6% bạn gái chưa từng nhờ sự trợ giúp của chuyên gia về căn bệnh này.

Thực tế, nữ giới rối loạn khả năng tình dục ngoài rối loạn khoái cảm, suy giảm ham muốn, co thắt âm đạo, còn có lãnh cảm, giao hợp gây đau…, đều làm cho chị em “không hứng thú” tình dục và thường trong tình trạng chiều chồng cho đúng nghĩa vụ.

Bạn thật sự bị lãnh cảm?

Bình thường, đàn ông trong sinh hoạt phòng the đều biểu hiện háo hức, ngoài việc mong muốn mình được tận hưởng khoái cảm tình dục, họ cũng kỳ vọng bạn tình nữ cũng đạt được “khoái cảm bồng bềnh”.

Thế nhưng, khi đàn ông bất kể “nhóm lửa, thổi gió, sưởi ấm…” như thế nào mà bạn nữ vẫn không hề có cảm giác thì không chỉ đàn ông sẽ hoài nghi khả năng tình dục của mình, bạn gái cũng sẽ có cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác tự ti, không thể không tự hỏi “phải chăng mình đã bị lãnh cảm?”.

Để nhận biết một phụ nữ có bị lãnh cảm không, cần dựa vào những đặc trưng của nữ giới lãnh cảm: trong quá trình nhiều lần sinh hoạt tình dục, trải qua kích thích bằng ve vuốt, khêu gợi, hôn hít, tiếp xúc cơ quan sinh dục…, nữ giới vẫn không thấy hưng phấn, âm vật không sung huyết, âm đạo cũng không có “phản ứng” bài tiết dịch thì có thể nói là không có cảm giác tình dục hoặc cơ bản là mất đi ham muốn.

Lãnh cảm ở nữ, cải thiện thế nào? - Ảnh 1.

Người chồng có vai trò quan trọng trong điều trị lãnh cảm cho vợ.

Phụ nữ bị lãnh cảm vì sao?

Nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ thường đa dạng và phức tạp, được chia thành các loại: hoàn toàn không hoặc rất ít ham muốn tình dục; lãnh cảm do tâm lý: ghê sợ sự chung đụng; nhu cầu tình dục bị lu mờ do bệnh tật, do lo toan cuộc sống hoặc vì say mê thể thao, nghệ thuật; lãnh cảm do nam giới xuất tinh quá sớm; do cá tính: không đạt được cực khoái với những tư thế quan hệ thông thường.

Tuy nhiên, để thuận tiện trong quá trình điều trị, lâm sàng chia lãnh cảm làm 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân do bệnh lý: Thường gặp ở phụ nữ có khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như: âm đạo hẹp hay quá ngắn, do âm vật bé hay người có màng trinh dày. Do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogen ở quanh tuổi mãn kinh. Do các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp...

Nguyên nhân tâm lý: Đa phần các yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính gây lãnh cảm ở phụ nữ, ước tính chiếm đến 90%.

Thường đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình, trong tranh chấp quyền hành - kinh tế, những thay đổi trong đời sống như: sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống, người phụ nữ phải gánh quá nặng trong gia đình…

Những mặc cảm kéo dài, tự cho mình có khiếm khuyết không thỏa mãn cho chồng, mặc cảm bị cưỡng hiếp…

Do thiếu hiểu biết kiến thức cơ bản trong tình dục, ảnh hưởng tôn giáo, gia đình phong kiến; những ký ức đáng buồn trong quan hệ tình dục; những tức giận, sợ hãi, lơ đễnh; Do nam giới nghiện rượu, ma túy, cờ bạc, sao lãng, thiếu trách nhiệm với gia đình, thiếu kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục…

Điều trị lãnh cảm ở nữ giới

Với lãnh cảm do bệnh lý: Người vợ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và chữa bệnh.

Đối với lãnh cảm do yếu tố tâm lý: cần có sự hợp tác của người chồng. Trước hết, hai vợ chồng cùng chia sẻ thẳng thắn về lý do khiến vợ giảm ham muốn. Vì chức năng tình dục có thể ảnh hưởng tới tâm lý phụ nữ khi nuôi và dạy con, do đó, người chồng cần giải quyết tâm lý cho người vợ triệt để, giúp vợ thoải mái hơn trong “chuyện ấy”.

Người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng với vợ những cảm xúc của mình, luôn sát cánh cùng vợ để điều trị; giữ thái độ và tinh thần lạc quan, không nên trách móc, nghi kị hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối.

Vợ chồng cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị với tinh thần cởi mở, không giấu giếm, cùng thảo luận để đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt làm việc của gia đình.

Bên cạnh đó, người vợ cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, bổ sung nội tiết tố nữ từ thiên nhiên kết hợp với những điều trị về tâm lý và bệnh lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại