Làng nghề Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề sản xuất vàng mã gắn với những mẫu mã lạ mắt trong những ngày lễ lớn, gần tới nhất là ngày ông Công ông Táo (23 Tháng Chạp).
Càng giáp ngày ông Công ông Táo, các hộ gia đình lại tất bật "may áo mũ" cho những ông thần bếp chuẩn bị về trời.
Người dân ở đây cho biết, đây cũng là thời điểm bận rộn nhất năm, không những lo hàng cho ngày ông Táo mà còn tập trung làm hàng dự trữ phục vụ lễ khai xuân, rằm tháng Giêng...
Theo nhiều chủ xưởng, thông thường đến ngày 21 tháng Chạp thì các đơn hàng cuối cùng sẽ được xuất xưởng
Đa số sản phẩm hàng mã tại đây thuộc cỡ lớn, được làm thủ công rất tỉ mỉ.
Các loại giấy kim tuyến ống ánh, màu sắc bắt mắt tạo nên sự khác biệt giữa đồ mã Phúc Am với các nơi khác
Chi tiết trên mũ đều được dán bằng loại hồ làm từ gạo nếp được nghiền ra thành bột, chưng lên rồi cho thêm một chút vôi. Khi dán xong, hồ nếp càng khô, càng dính chắc
Lúc cao điểm gần vào vụ, một người thợ ở đây có thể sản xuất trăm bộ quần áo ông Táo trong một ngày.
Ngoài ông Công ông Táo, ngựa cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình.
Làng Phúc Am thường xuyên tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.
Những chuyến xe vẫn nườm nượp về làng vận chuyển hàng mã đi khắp phương.
Ngựa, voi khủng cao gần 2m được bày ra ngoài đường.
Một cửa hàng bán vàng mã trong làng Phúc Am luôn tấp nập kẻ ra người vào, người vận chuyển...
Hàng mã với nhiều mặt hàng được tập kết ở sân chuẩn bị được đưa đi.
Khu chợ ngay cổng làng trở nên nhộn nhịp trong những ngày này nhờ gian hàng mã.