Chuyến hành trình trở về quê ăn tết của những người con xa xứ
Đối với mỗi người dân Trung Quốc, trải qua nhiều năm, đã có rất nhiều đổi thay, duy chỉ có chuyến hành trình về quê ăn Tết là không bao giờ thay đổi. Từ ngày 1/2 năm nay, một mùa Xuân Vận nữa lại đến, bắt đầu một kỳ nghỉ Tết dành cho mọi người.
"Xuân vận" là từ dùng để chỉ việc người dân di chuyển về quê đón Tết Nguyên Đán ("xuân" là mùa xuân, chỉ Tết âm lịch, còn "vận" tức vận chuyển, chỉ việc đi lại).
Một mùa xuân vận thường diễn ra trong khoảng 20 ngày trước và 20 ngày sau Tết Nguyên Đán, đặc biệt cao điểm là khoảng một tuần trước Tết (từ 23 tháng Chạp trở đi) và một tuần sau Tết. Năm nay, Xuân vận tại Trung Quốc được tính từ ngày 1/2 đến hết ngày 12/3.
Theo Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), cho hay lượng người tham gia kỳ xuân vận năm nay ước đạt 2,98 tỷ lượt đi lại.
Khách đi tàu năm nay ước đạt 390 triệu lượt với bình quân mỗi ngày có 9,55 triệu lượt khách đi tàu, tăng 31,31 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Mạng lưới đường sắt tại Trung Quốc tính đến cuối năm 2017 đã kéo dài đến 127.000 km, trong đó có 25.000 km đường sắt cao tốc.
Tuy nhiên đến trước kỳ xuân vận năm nay, toàn Trung Quốc đã cho đi vào hoạt động thêm khoảng 3.000 km đường sắt mới, cùng với đó, sẽ có khoảng 4.395 đôi tàu sẽ khởi hành mỗi ngày vào trước dịp Tết Nguyên đán.
Con số này sẽ tăng lên thành 4.484 đôi tàu sau khi kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán kết thúc.
Bên cạnh đó, Tàu cao tốc, ôtô (tự lái hoặc thuê chung) cũng như máy bay cũng trở nên phổ biến hơn bởi cuộc sống của người Trung Quốc đang ngày một khấm khá hơn.
Tuy nhiên, tàu hỏa vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân nước này, bởi đi người ta có thể phải lái 14h liên tục trên những đoạn đường dài hàng ngàn cây số nếu đi ô tô, hoặc phải trả gấp vé đắt gấp 4 lần nếu chọn đi máy bay.
Khách hàng của các hãng tàu hỏa Trung Quốc trong mỗi đợt Xuân Vận chủ yếu là các lao động nhập cư và sinh viên.
Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 277,5 triệu lao động nhập cư, chiếm 36% lực lượng lao động toàn quốc. Đây là những người phải di chuyển từ nông thôn ra các thành phố lớn để kiếm được công việc đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
Mỗi người dân Trung Quốc phải chuẩn bị từ rất nhiều tháng trước khi bước vào cuộc hành trình dài hàng ngàn cây số.
Đã có không ít trường hợp mất mát về tài sản, mỗi năm. Thường xuyên có trường hợp người dân nổi nóng, ngất xỉu hay thậm chí là bỏ cuộc... vì phải chờ đợi quá lâu tại các nhà ga, xe lửa, sân bay.
Hành trình còn lắm gian nan, mồ hôi và cả nước mắt
Trên suốt chuyến điện ngầm thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đến khi xuống nhà ga, người ta liên tục nghe thấy tiếng một người phụ nữ mắng nhiếc, đánh đập cậu con trai vài tuổi chỉ vì cậu bé đã đánh mất tờ vé tàu có giá chỉ 5 NDT (16.000 VND).
Hành động này đã khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ, thậm chí mắng mỏ người phụ nữ vì việc làm bạo lực của cô.
Rồi từ đây, bà mẹ trẻ bộc bạch ra những nỗi buồn mà chị phải gánh chịu. Người phụ nữ không ai biết tên này đã ly hôn từ nhiều năm trước. Một mình chị lên thành phố kiếm tiền, vừa lo cho con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ già bệnh tật tại quê nhà xa xôi với 900 tệ mỗi tháng kiếm được.
Những ngày giáp tết, người phụ nữ bị quản lý sa thải chỉ vì họ đã tìm được một người tốt hơn chị, và xui chồng thêm xui, cậu con trai cũng đánh mất chiếc vé 5 tệ mà chị nhọc nhằn mới có được.
Nuốt nước mắt vào trong, chị trút hết nỗi giận vào đứa con ngây thơ tại nơi đông người rồi bị tất cả chỉ trích:
"Tôi làm 8 tiếng một ngày chỉ để kiếm 900 tệ mỗi tháng, giờ người ta cũng không thèm thuê tôi nữa. 5 NDT đối với tôi rất quan trọng. Giờ tôi biết kiếm đâu ra tiền đây".
Cậu con trai đã làm mất vé, giờ đây hai mẹ con sẽ phải đến nhà họ hàng gần đấy để xem có thể vay chút tiền về quê được hay không.
Quay lưng bước đi, người phụ nữ với chiếc áo bông xanh nhạt, dặt theo cậu con trai còn mắt đỏ hoèn vì bị mẹ đánh để lại vô vàn suy nghĩ cho những người ở lại.
Ông Triệu Phương Tử năm nay đã 60 tuổi, quê ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nhưng từ năm ngoái ông đã rời quê để lên Thượng Hải tìm việc. Ở lứa tuổi đã có cháu bế như của ông, tìm được một công việc ở thành phố lớn là một điều vô cùng khó khăn.
Chuyến này về quê ăn tết, ông Triệu đã đi tàu từ Thượng Hải về nhà ga Lạc Dương, thuộc Hà Nam rồi quyết định "lội bộ" về nhà sau khi chuyến xe buýt ông đợi bị hoãn vì tuyết rơi dày. Giờ thì ông chỉ còn cách bắt taxi về nhà hoặc thuê nhà nghỉ để đợi đến khi xe buýt chạy tiếp.
Suy đi tính lại, ông Triệu quyết định đi bộ 40km để trở về nhà. Dưới cơn mưa tuyết nặng hạt và đường xá lầy lội cũng không thể làm chùn bước người đàn ông.
Ông bị nợ khoảng 10.000 NDT tiền lương nên số tiền ông có thể mang về quê chẳng còn lại là bao. Ông Triệu không muốn bỏ phí một đồng nào bởi với số tiền ấy, ông có thể dành để mua quần áo mới cho vợ trong dịp tết âm lịch.
Ông mang theo bên mình tất cả vật dụng, gồm cả quạt điện và chăn chiếu. Ông sẽ về được đến nhà trước khi trời tối.
"Trời không lạnh đến thế", ông nói. "Bạn càng đi, trời càng ấm".
Nhưng dù khó khăn, xa cách đến mấy, trong lòng ai cũng có suy nghĩ: Phải trở về
Người Trung Quốc nghĩ ra vô vàn cách để có thể kịp trở về quê đón tết Nguyên Đán cùng người thân và gia đình.
Từ rất nhiều tháng trước khi bước vào cuộc hành trình dài hàng ngàn cây số này, họ đã phải chuẩn bị tất cả đồ đạc, của nải, thuốc thang và cả chăn đệm thực phẩm sã cho việc chờ quà đêm trên những sân ga thành phố.
Những thùng sơn cũ thay thế cho những chiếc valy đắt đỏ, được mọi người xếp chật ních độ đạc.
Tại những trạm phục vụ dành riêng cho những người đi xe máy về quê, các tình nguyện viên sẽ chuẩn bị sẵn mỳ tôm, nước ấm, khăn tay để mỗi người dừng chân tại đây đều có thể được làm ấm bụng dạ, tìm lại động lực để tiếp tục cuộc hành trình.
Là những tấm lòng giúp nhau trong cơn hoạn nạn, là một cô gái ngoại quốc đứng hàng giờ trên một góc phố, sẵn sàng giúp bất kỳ người dân lao động thấp vì họ không biết cách đặt vé qua mạng, là những chiếc xe ô tô sẵn sàng cho bất kỳ ai đi nhờ khi họ không mua nổi vé, là những chàng trai sẵn sàng vác hộ bao tải đồ cả vài cân của một nữ sinh để cô có thể đến kịp giờ tàu chạy.
Bởi ai cũng hiểu, Tết là dịp duy nhất để cả gia đình đoàn tụ trong suốt 1 năm dài xa cách.