Lần đầu tiên tìm ra mây có nước bên ngoài hệ Mặt trời

May |

Đây có lẽ là một trong những phát hiện hiếm có nhất của ngành thiên văn vu trụ.

Năm 2014, giới thiên văn xác định được một ngôi hành tinh lùn nâu mang tên WISE 0855. Thứ khiến hành tinh này đặc biệt là ở nhiệt độ - nó là hành tinh ngoài hệ Mặt trời có nhiệt độ thấp nhất từ trước đến nay.

Lần đầu tiên tìm ra mây có nước bên ngoài hệ Mặt trời - Ảnh 1.

WISE 0855

Tuy nhiên, các chuyên gia mới đây đã tìm ra một thứ cực kỳ thú vị trên hành tinh này, đó là sự hiện diện của những đám mây có nước, dù dưới dạng băng đá.

Cụ thể hơn, đội nghiên cứu thuộc ĐH California Santa Cruz (UC Santa Cruz) đã thành công khi phân tích các dải quang phổ từ WISE 0855 bằng kính thiên văn Gemini North (Hawaii). Nhờ vậy, chúng ta đã có thể biết được chi tiết thành phần cấu tạo khí quyển trên hành tinh này.

Trong đó, họ đã tìm ra những bằng chứng rất xác thực về việc có tồn tại mây nước, hoặc mây băng trên WISE 0855 - những đám mây đầu tiên nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Lần đầu tiên tìm ra mây có nước bên ngoài hệ Mặt trời - Ảnh 2.

Ánh sáng cho thấy WISE 0855 là hành tinh ngoài hệ Mặt trời lạnh nhất

Andrew Skemer, phó giáo sư vật lý thiên văn tại UC Santa Cruz cho biết: "Chúng ta đã tin rằng một vật thể lạnh như WISE 0855 sẽ chứa mây nước, và đây là bằng chứng xác thực nhất".

Theo các thông tin có được, WISE 0855 có nhiều điểm tương đồng với sao Mộc - là một tinh cầu khí khổng lồ - dù có khối lượng lớn hơn tới 5 lần. Nhiệt độ trung bình bề mặt hành tinh luôn rơi ở mức âm 23 độ C. 

Dù không so được với các hành tinh trong hệ Mặt trời như sao Hải Vương, nhưng đây là mức nhiệt độ thấp nhất trong số các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời.

WISE 0855 thực chất khá mờ nhạt để có thể quan sát bằng các phương pháp thông thường. Thế nhưng với kính viễn vọng Gemini North, các chuyên gia có thể ghi lại được quang phổ ký từ hành tinh này.

Lần đầu tiên tìm ra mây có nước bên ngoài hệ Mặt trời - Ảnh 3.

Sao Mộc và cực quang khổng lồ

Và họ xác định được rằng bầu khí quyển của WISE 0855 chứa toàn hơi nước và mây nước - khá giống với sao Mộc trong hệ Mặt trời. 

Duy có điểm khác biệt, đó là sao Mộc có chứa phosphine trong khí quyển - hợp chất hình thành trong lõi nóng của hành tinh. Chất này sẽ phản ứng với các hợp chất lạnh hơn khiến cho bầu khí quyển tại sao Mộc hỗn loạn hơn WISE 0855.

Các chuyên gia cho biết phát hiện này cho phép nhân loại tiếp tục tìm hiểu về thành phần cấu tạo trong bầu khí quyển của các hành tinh ngoài hệ Mặt trời là hoàn toàn khả thi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical Letter.

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại