Tàu thăm dò Juno của NASA vừa chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng phóng điện xảy ra trong khí quyển của Sao Mộc.
Những chùm điện có hình con sứa mang tên “sprite” và quả cầu phát sáng có tên “elf” cũng xuất hiện ở cao trên tầng khí quyển của Trái Đất, mỗi khi bão sét hình thành.
Lần đầu tiên khoa học ghi chép lại hiện tượng lạ vào năm 1989, và các chuyên gia dự đoán ở những hành tinh có sét khác, đơn cử như Sao Mộc, sprite và elf cũng sẽ xuất hiện.
Ảnh chụp về từ Juno chính là bằng chứng đầu tiên cho thấy hai hiện tượng kỳ thú có xuất hiện ở hành tinh khác. Juno đã thu thập dữ liệu Sao Mộc từ hồi 2016, và chỉ mới đây thôi, nhóm phụ trách dự án Juno phát hiện ra điều kỳ lạ trong dữ liệu gửi về.
Sprite màu đỏ được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS năm 2015.
“Trong quá trình ghép ảnh, chúng tôi nhận thấy rằng nhóm gặp rất nhiều những đốm sáng chói, xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và khiến đội nghiên cứu ngạc nhiên”, Rohini Giles, một nhà nghiên cứu thuộc đội Juno nói.
“Rồi chúng tôi tìm tất cả số dữ liệu chuột suốt 4 năm qua, và phát hiện ra tổng cộng 11 đốm phát sáng, tất cả đều có đặc tính giống nhau”, cô Giles nói thêm về những điểm sáng bất ngờ chỉ tồn tại vài mili giây.
Họ đã xuất bản nghiên cứu mới trên tạp chí Geophysical Research: Planets.
Trên khí quyển Trái Đất, các sprite hiện ra dưới dạng những đường điện dài màu đỏ, đôi khi thoát xuống từ những quầng sáng đang tan.
Chúng thường sinh ra khi sức mạnh từ sét tạo những khu vực có tính chất gần giống với trường điện từ. Đôi lúc, sét đánh khiến mạch điện từ chạy ngược lên trên, tạo ra những đốm đĩa phát sáng, ấy chính là elf.
“Ở Trái Đất, sprite và elf có màu đỏ là do chúng tương tác với nitro có trong bầu khí quyển. Nhưng tại Sao Mộc, với phần trên bầu khí quyển phần lớn là hydro, màu của các hiện tượng này sẽ hoặc có màu xanh dương, hoặc có màu hồng”, giáo sư Giles nói.
Sao Mộc.
Juno không thể xác nhận liệu loạt hiện tượng xảy ra do sét đánh, bởi lẽ ở thời điểm tàu thực hiện quan sát, thiết bị theo dõi sét lại nằm đối xứng với bộ phận chụp ảnh tia cực tím.
Tuy vậy, tất cả những dữ liệu thu được đều cho thấy toàn bộ 11 vệt sáng đều là những hiện tượng phóng điện xảy ra chớp nhoáng: chúng tỏa ra rất nhiều hydro, chỉ tồn tại vài mili giây và xảy ra ở độ cao 300 km phía trên mây chứa nước của Sao Thổ - quá cao để sét hình thành.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các dấu hiệu của elf và sprite mỗi khi Juno bay qua”, bà Giles nói. “Giờ đã biết mình cần tìm gì, những lần quan sát Sao Mộc cũng như các hành tinh khác cũng sẽ dễ dàng hơn.
Và việc so sánh các sprite và elf từ Sao Mộc với hiện tượng xảy ra trên Trái Đất sẽ giúp ta hiểu hơn về hoạt động điện từ trong khí quyển các hành tinh”.