Nguyên lý lúa mì
Nguyên lý lúa mì thực ra có nguồn gốc từ câu chuyện sau đây:
Nhà triết học vĩ đại Platon từng thỉnh giáo thầy dạy của mình là triết gia Socrates thế nào là tình yêu.
Socrates bảo học trò hãy đến ruộng lúa mì ngắt một bông lúa mì lớn nhất và vàng nhất ruộng về cho mình, trong thời gian này chỉ được hái đúng một lần và chỉ được phép đi về phía trước, không được quay lại phía sau.
Platon làm theo lời thầy, kết quả là ông chẳng mang được bông lúa mì nào từ ruộng về. Thầy Socrates mới hỏi học trò tại sao không ngắt lúa mì về, Platon đáp:
"Bởi vì chỉ được ngắt 1 lần, lại không được quay lại đường đã đi, ở giữa ruộng, cho dù có nhìn thấy bông lúa to nhất, vàng nhất nhưng con không chắc là ở phía trước có bông nào tốt hơn không nên con không ngắt bông nào cả.
Cứ tiến về phía trước, cuối cùng con phát hiện ra những bông lúa mì mà con thấy về sau không đạt yêu cầu bằng những bông con đã bỏ lỡ. Chính bởi vậy con đã không ngắt được bông nào."
Thầy Socrates nghe xong liền nói: "Đây chính là tình yêu."
Lời bình
Trong quá trình yêu đương, con người thường hay gặp phải vấn đề tương tự như thế này, suy cho cùng đối tượng như thế nào mới là tốt nhất?
Đây là một vấn đề có nhiều cách nhìn nhận khác nhau và cách tốt nhất chính là dựa vào tình hình thực tế để đặt ra một mục tiêu phù hợp với mình nhất, không quá cao, cũng không quá thấp để sau này không phải hối hận.
Con người một khi bước sang cuộc sống dư dả no đủ thường dễ quên mất những ngày khổ sở, đây có vẻ cũng là lẽ thường tình. Nghèo khó không những không thể trở thành việc được yêu thích mà có lẽ còn trở thành việc nên quên càng nhanh càng tốt.
Nhưng cho dù là trong những ngày cơ cực nhất, cũng vẫn sẽ có những ký ức tươi đẹp. Hai câu chuyện vợ chồng dưới đây dù đã là chuyện cũ song dù vào thời điểm nào đi nữa, nó vẫn khiến chúng ta phải cảm động.
1. Đôi vợ chồng mới cưới nghèo khó
Các cặp vợ chồng thông thường đều là chồng ra ngoài kiếm tiền, vợ ở nhà đảm đương việc nhà cửa. Nhưng họ thì khác. Chồng sau khi thất nghiệp liền ở nhà, vợ đi làm ở một công ty cách nhà không xa.
Một buổi sáng nọ, trong nhà hết gạo, người vợ phải nhịn đói đi làm.
"Bất luận thế nào anh cũng sẽ nghĩ cách để nấu được cơm trưa, em cố nhịn đến lúc đó nhé." – Người chồng nói với vợ.
Đến giờ cơm trưa, vợ về nhà nhưng không thấy chồng đâu, chỉ thấy trên bàn ăn được phủ một tờ báo. Cô nhẹ nhàng lật tờ báo lên, bên dưới là một bát cơm còn nóng hổi và một chén nhỏ nước tương…
Xem ra chồng cô đã mua được gạo nhưng không kịp chuẩn bị thức ăn. Vừa định ăn cơm luôn thì người vợ lại phát hiện trên bàn có một mẩu giấy.
"Vương hậu ăn cơm, ăn mày ăn rau… hãy dùng thứ này để đuổi cơn đói nhé." Những dòng chữ chồng nhắn lại khiến người vợ rơi nước mắt. Với cô, điều này còn khiến cô hạnh phúc hơn cả vương hậu, trăm vàng nghìn bạc cũng không thể đánh đổi được.
2. Câu chuyện của đôi vợ chồng trong chiến tranh
Khi họ còn trẻ, vì người chồng làm ăn nhiều lần thất bại nên cả hai vợ chồng chẳng mấy chốc rơi vào cảnh bần hàn.
Không nhụt chí, người chồng lại bắt đầu kinh doanh lại, họ bắt đầu bán táo. Anh lấy táo từ Seoul chuyển về Chuncheon bán, cũng có chút lợi nhuận để ra.
Nhưng có một lần, người chồng đến Chuncheon 4 ngày không về. Bình thường, cũng có lúc anh không thể về đúng giờ nhưng đến ngày thứ hai kiểu gì cũng có mặt ở nhà. Người vợ lo lắng không yên, sang ngày thứ 5, cô quyết định đến Chuncheon tìm chồng.
"Tôi nghĩ chỉ cần đến Chuncheon là tìm được chồng. Tôi đã nghĩ Chuncheon cũng nhỏ thôi, ngờ đâu nơi đó lại mênh mông rộng lớn thế. Không còn cách nào khác, tôi đành đi tìm hết một lượt các khách sạn. Tôi đã tìm hết các khách sạn nhưng vẫn không thấy chồng.
Tôi đó, tôi nằm ở khách sạn cả đêm không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, tôi đột nhiên nhớ ra anh ấy còn một người bạn làm việc ở chính quyền địa phương, tôi liền đi tìm người đó. Trên đường đi, tôi nghĩ có khi anh ấy đang ở bãi đỗ xe, liền vào xem…"
Người chồng đúng là đang đứng xếp hàng trước cửa bán vé. Người vợ vừa vui vừa giận, nói không nên lời.
Người chồng nói anh lái xe tải chở táo đến Chuncheon, tiện đường còn chở thêm vài người nữa. Họ ngồi lên các bao táo, kết quả là táo hỏng sạch, không bán được giá tốt.
Không gánh được tổn thất quá lớn, anh quyết định gửi táo ở nhà bạn và ra chợ tìm một chỗ bán lẻ, đến tận tối ngày thứ 5 mới bán hết hàng. Thời điểm đó là sau ngày 15/8/1945 – ngày Quang Phục (Quốc khánh) của Hàn Quốc không lâu, điện báo không dùng được…
Trên đường về Seoul, người chồng nắm chặt tay vợ. Quãng đường về nhà mất 3 tiếng đồng hồ nhưng anh không bỏ tay vợ lấy 1 lần. Một bàn tay người vợ nằm trong tay người chồng, cảm giác hạnh phúc không gì tả xiết.
Nhưng vào ngày 25/6/1950 (chiến tránh Kháng Mỹ viện Triều), người chồng qua đời. Người vợ cùng con nhỏ khổ sở chống chọi với cuộc sống tàn khốc lúc bấy giờ.
Về sau, người phụ nữ ấy nói: "Giờ con tôi đã vào đại học, tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ khi gặp chồng mình nữa. Tôi có thể kiên trì sống đến giờ, có lẽ là nhờ cái nắm tay thật chặt của ông ấy trên đường từ Chuncheon về Seoul."
Những khó khăn trong quá khứ có lẽ là thứ tốt nhất không nên lãng quên, tình yêu đẹp đẽ trong hoàn cảnh khó khăn lại càng cần phải nhớ. "Hạnh phúc không nhất định phải là sự giàu có".