Nguyên nhân gây nên ngáy ngủ không nghiêm trọng. Nhưng nếu thay đổi thói quen này, bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Những biện pháp giảm ngáy ngủ
1. Giảm cân
Những người quá cân thường rất hay ngáy ngủ. Nhiều mô mỡ và ít mô cơ, đặc biệt ở phần cổ họng, gây nên ngáy khi ngủ.
Do đó, bạn nên thực hành những cách giảm béo hiệu quả như ăn chế độ ăn khỏe mạnh, kiểm soát ca-lo và tập luyện thường xuyên.
2. Ngủ một bên
Con người có thể dễ dàng ngáy khi ngủ nếu như họ nằm ngửa, vì điều này khiến lưỡi chuyển động vào phía trong cổ họng. Khi đó, hơi thở của bạn sẽ nặng hơn và gây nên các rung động khi ngáy.
Ngủ một bên có thể giúp không khí chuyển động dễ dàng hơn và giảm sự rung động. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể giảm cường độ tiếng ngáy.
3. Bỏ hút thuốc
Ngoài việc gây hại cho sức khỏe, hút thuốc gây kích thích đường hô hấp và điều này làm cho việc ngáy trở nên tồi tệ hơn.
4. Tránh uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia khiến các cơ ở cổ họng giãn ra. Khi cơ giãn, chúng dễ dàng rung động trong cổ họng. Do đó, bạn nên tránh uống rượu bia trước khi ngủ.
5. Tránh dùng thuốc ngủ
Một vài loại thuốc, đặc biệt là thuốc ngủ có thể khiến bạn ngủ rất sâu. Khi đó, nó dễ dàng làm mô ở cổ họng giãn ra và gây nên tiếng ngáy. Do đó, bạn nên tìm những liệu pháp khác thay thế thuốc ngủ.
6. Ngủ ở vị trí cao đầu
Sử dụng gối ngủ cao sẽ giúp thông đường hô hấp. Khi đó bạn sẽ không còn ngáy khi ngủ nữa.
7. Điều trị các bệnh về dị ứng
Các phản ứng do dị ứng khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn và khiến bạn ngáy to hơn. Do đó, bạn nên điều trị dị ứng ngay nếu không muốn tiếng ngáy to hơn.
8. Sử dụng thiết bị nâng hàm dưới
Ngáy khi ngủ cũng có thể xảy ra khi lưỡi ngăn cản không khí ra vào ở phần cuối cổ họng khi ngủ. Thiết bị nâng hàm dưới có thể sử dụng để nâng lưỡi lên trên trong lúc bạn ngủ.
9. Sử dụng miếng dán miệng
Khi bạn ngủ, tiếng ngáy được thoát ra từ miệng. Bạn có thể sử dụng miếng dán miệng để cơ thể thở qua đường mũi.
10. Sử dụng miếng dán cánh mũi
Ngáy khi ngủ xảy ra khi đường hô hấp bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Do đó, bạn có thể sử dụng miếng dán cánh mũi để giúp bạn thở qua đường mũi dễ dàng hơn.
11. Thuốc xịt mũi
Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để ngăn tình trạng đường hô hấp bị hẹp hay tắc nghẽn. Ngoài ra, thuốc xịt mũi còn giúp giảm viêm nhiễm trong đường mũi, đường mũi nở rộng ra và không khí lưu thông tốt hơn.
12. Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà (UPPP)
Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà (UPPP) loại bỏ tất cả hoặc một phần của:
• Lưỡi gà (phần trên cổ họng)
• Vòm mềm (phần sau vòm miệng)
• Amidan
UPPP giúp nới rộng phần giữa cổ họng để giúp không khí lưu thông tốt hơn.
13. Phẫu thuật LAUP với sự hỗ trợ của tia laser
Phẫu thuật LAUP là công nghệ phẫu thuật tiên tiến hơn UPPP và nó đòi hỏi phải gây mê cục bộ hoặc toàn bộ. Phương pháp này sử dụng tia laser để làm giảm kích thước của vòng mềm và lưỡi gà nhằm nới rộng đường hô hấp
14. Phẫu thuật gia cố vòm miệng
Phẫu thuật gia cố vòm miệng hay còn gọi là đốt điện từ được thực hiện bằng cách đốt những phần mềm ở vòm miệng để tăng độ cứng cáp.
Phương pháp này hiệu quả vì ngáy ngủ xảy ra khi các phần mềm ở vòm miệng ngăn cản không khí lưu thông.
15. Cắt bỏ mô tế bào bằng tần số vô tuyến (RFTA)
Phẫu thuật RFTA hay còn gọi là somnoplasty sử dụng tần số vô tuyến để tạo các vết thương có kiểm soát trên phần mềm ở vòm miệng để làm các mô thừa xung quanh co lại. Phương pháp này cũng giúp thông đường hô hấp, do đó hạn chế ngáy ngủ.
16. Phương pháp tiêm snoreplasty
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy phương pháp tiêm snoreplasty rất an toàn và hiệu quả trong việc điều trị ngáy ngủ gây ra bởi phần mềm ở vòm miệng.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm hóa chất vào phần mềm nhằm giảm kích thước.
17. Phẫu thuật chữa lệch vách ngăn mũi
Phẫu thuật Septoplasty được sử dụng để chữa lệch vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi có thể ảnh hưởng để đường hô hấp và gây nên ngáy ngủ.
18. Phẫu thuật chèn mô cấy
Tiểu phẩu này được thực hiện bằng cách chèn một mô cấy hẹp vào trong phần mềm vòm miệng. Mục đích của phương pháp này nhằm gia cố vòm miệng để hạn chế sự rung động gây nên ngáy ngủ.
Những cách điều trị nên tránh
Những phương pháp này có rất ít bằng chứng để chứng minh hiệu quả của chúng; do đó bạn nên hạn chế sử dụng chúng:
• Sử dụng quai nón
• Vòng điện (vòng tạo ra dòng điện yếu khi bạn ngáy)
• Nhẫn châm cứu
• Thuốc xịt cổ họng
Các biện pháp đối phó
Ngáy ngủ có thể ảnh hưởng lên những người bên cạnh. Do đó, bạn nên biết những phương pháp đơn giản để đối phó với người hay ngáy ngủ:
• Mang tai nghe
• Lăn người đang ngáy ngủ sang một bên
• Đánh thức người đang ngáy ngủ
• Khuyên người ngáy ngủ khám sức khỏe để được điều trị bằng y tế
Nguyên nhân gây nên ngáy ngủ
Khi một người bắt đầu chìm vào giấc ngủ, lưỡi miệng, cổ họng và được hô hấp được thư giãn. Hơi thở ở những khu vực này có thể rung động và gây nên ngáy ngủ. Những cá nhân hay ngáy ngủ có thể do những nguyên nhân sau đây:
• Quá cân
• Hút thuốc
• Uống rượu bia quá nhiều
• Tình trạng ngưng thở tức thời
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Tình trạng ngưng thở tức thời gây nhiều trở ngại cho việc hít thở. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:
• Ngáy thường xuyên hoặc tiếng ngáy to
• Khó thở hoặc thở hổn hển trong khi ngủ
• Ngưng thở gián đoạn
• Nhức đầu vào buổi sáng
• Thường xuyên buồn ngủ trong ngày
• Ban đêm khó đi vào giấc ngủ
• Khi dậy, miệng khô hoặc đau họng
• Thường xuyên tiểu tiện ban đêm
• Có vấn đề về trí nhớ
• Tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, dễ căng thẳng
Tình trạng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm hơn ngáy ngủ. Nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến tim mạch và các bộ phận khác. Do đó bạn nên khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
*Theo Medical News Today
Xem thêm:
Tác hại của việc ngủ ngay sau khi ăn trưa