Ít ai có thể ngờ rằng, chỉ qua chiếc ôm tưởng chừng bình thường thôi người khác cũng có thể biết được chiếc ôm đó có chân thành hay không.
Đây là kết quả được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu ở Đức sau khi phân tích hơn 2.000 cái ôm tại một sân bay, cả lượt đi và lượt đến và so sánh chúng với những cái ôm giữa những người lạ mặt.
Nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng, những cái từ ôm bên phải quàng vào ít cảm xúc hơn những cái ôm từ bên trái.
Các nhà khoa học cho biết, bán cầu não phải - bán cầu điều khiển cảm xúc sẽ kiểm soát hoạt động của phần cơ thể phía bên trái của chúng ta. Thế cho nên, cảm xúc sẽ cực kỳ mạnh mẽ từ phía đó.
"Khi mọi người ôm nhau, những cảm xúc và hệ thống cơ động trong não tương tác và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ từ phía bên trái cơ thể", tác giả Julian Packheiser - tiến sĩ về khoa học nhận thức tại trường Đại học Ruhr, Bochum cho biết.
Phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc và đầy mới mẻ cho các nhà khoa học hành vi. Nó cũng giúp các nhà phân tích ngôn ngữ cơ thể hiểu được rằng, cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến hành động của chúng ta.
Khi giao tiếp với người khác, ngôn từ diễn đạt chiếm 7% thông điệp bạn muốn mọi người hiểu. Âm thanh của giọng nói chiếm 38% thông điệp bạn muốn nhắn gửi. Trong khi đó, ngôn ngữ hình thể lại chiếm tới 55%.
Và cái cách mà chúng ta ôm nhau chính là dấu hiệu của những cảm xúc sâu sắc nhất.
Các nhà khoa học cho biết, những điều này thường có xu hướng xảy ra khi chúng ta chào hỏi nhau như lệ thường. Nguyên nhân chính là do bán cầu não phải đã điều khiển phần bên trái của cơ thể và điều chỉnh cảm xúc.
Trong nghiên cứu đầu tiên, một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Ruhr Bochum đã phân tích 2.000 chiếc ôm tại một sân bay ở Đức - chỉ rõ cái ôm được thực hiện hoặc là của những người ra đi, hoặc là của những người trở về.
Nhiều người cho rằng họ cảm thấy buồn bởi sắp phải nói lời tạm biệt với người thân của mình. Một nghiên cứu cũng chỉ ra, 40% người đi xa sợ việc di chuyển bằng máy bay. Nhưng người ta sẽ hạnh phúc hơn bởi họ được đoàn tụ cùng người thân khi chuyến bay đã kết thúc.
Các nhà nghiên cứu cũng phân tích hơn 500 cái ôm trên YouTube. Ở đó, họ tìm thấy clip của diễn viên bị bịt mắt và ôm người lạ trên đường. Đúng như kỳ vọng, những cái ôm này có vẻ bất thường.
Packheiser bổ sung: "Chúng tôi muốn biết liệu hành vi liên quan đến những cái ôm có bị ảnh hưởng bởi ngữ cảnh cảm xúc trong trường hợp cho sẵn hay không.
Hơn thế nữa, chúng tôi muốn tìm hiểu, liệu hệ thống hành vi, ví dụ như sự thuận tay trái hoặc phải, có quyết định đến những cái ôm được thực hiện từ phía trái hay phía phải hay không".
Những cái ôm giữa hai người đàn ông lại khác với bình thường. Đàn ông thường thể hiện nhiều hơn trong một cái bắt tay, kể cả ở tình huống trung lập.
Đồng tác giả Dr. Sebastian Ocklenburg nói rằng: "Kết luận của chúng tôi chỉ ra, nhiều người đàn ông nghĩ, họ ôm nhau là một điều tiêu cực.
Họ có xu hướng xem cái ôm như một thứ không mấy tốt đẹp ngay cả trong những trường hợp bình thường, ví dụ như là để nói một lời chào".
Vì vậy, bán cầu não phải được kích hoạt với những cảm xúc tiêu cực và tác động đến hành động của phần bên trái cơ thể.
Packheiser nói: "Tay thuận và chân thuận có thể dự đoán được một người sẽ ôm từ phía nào". Người thuận tay phải có xu hướng ôm người khác từ phía bên phải, thường xuyên hơn người thuận tay trái, và những người ôm từ bên trái sẽ có xu hướng chân thành hơn.
Từ khi ra đời, những cái ôm là phương tiện bày tỏ tình cảm giữa người với người. Nó cứ như thế mà đồng hành với chúng ta đến khi già đi. Một cái ôm có thể giúp xua đi những buồn đau hay sợ hãi cũng như mang lại cảm giác thoải mái và an toàn.
Nguồn: Dailymail