Ảnh minh họa
Trên thực tế, đã về hưu không có nghĩa là bạn không còn tiếp xúc với xã hội, nếu muốn có một cuộc sống thoải mái, cần phải học cách cư xử mềm dẻo, quản lý xây dựng tốt các mối quan hệ.
Keo kiệt, giữ khoảng cách với người ngoài
Ảnh minh họa
Nếu sau khi nghỉ hưu mà vẫn có nhiều người chủ động tiếp cận, muốn kết thân với bạn thì chắc hẳn có vấn đề. Người ta làm quen nhau thường vì lợi ích riêng của chính mình chứ không chỉ đơn giản là để quan tâm, trò chuyện cùng bạn.
Đã có nhiều câu chuyện đáng buồn xảy ra xuất phát từ vấn đề này. Được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc, câu chuyện về một người đàn ông tên Trần đã lợi dụng đặc điểm của người già ở nông thôn thường sống cô độc và niềm nở với khách, nhiều kẻ xấu đã giả làm họ hàng xa để trục lợi.
Trần tiếp cận ông lão 80 tuổi, tìm hiểu trước thông tin về gia đình của ông và kể chuyện về họ, ra vẻ rất đáng tin cậy. Ngay sau đó, Trần được ông lão mời về nhà dùng bữa, và lúc này đột nhiên, điện thoại kẻ xấu đổ chuông, đầu dây bên kia nói rằng anh ta cần trả một khoản phí y tế hoặc một thứ gì đó tương tự ngay lập tức. Và anh ta sẽ nói mình không đem theo tiền để mượn 5000 NDT của ông (khoảng 16 triệu VNĐ), rồi chuồn mất.
Sau khi bị phát hiện và điều tra, cảnh sát cho biết Trần đã thực hiện hơn 10 vụ lừa đảo tương tự, tổng số tiền thu được lên đến 65000 NDT (tương đương 212 triệu VNĐ).
Ngoài ra, người già luôn muốn có bạn bè để trò chuyện, tâm sự tuổi già nên thường thích tham gia các hoạt động cộng đồng. Các tổ chức phi pháp thường về các vùng quê tổ chức các buổi thuyết giảng về sức khỏe, tài chính và dụ dỗ người già mua, đầu tư vào các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Tốt hơn hết, hãy luôn đề cao cảnh giác với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người lạ mặt.
Khách sáo với người thân
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, dù có cách xa đến mấy thì những người cùng chung máu mủ, ruột thịt vẫn không thể tách rời nhau.
Đến mùa gặt hái, thu hoạch hay nhà có việc đám giỗ, đám hỏi, anh chị em thường tụ tập lại giúp đỡ nhau. Đừng bỏ qua một bữa ăn, vài chén rượu hay chút quà quê để tỏ lòng cảm ơn, biết ơn họ. Đây là phép lịch sự tối thiểu, có qua có lại.
Nhất là đối với con dâu, con rể càng phải lịch sự, đối tốt. Họ là những “người ngoài cuộc”, những “quý nhân” đến giúp đỡ con bạn.
Lòng tốt với những người thân yêu, tương hỗ lẫn nhau, cuối cùng sẽ nuôi dưỡng tuổi già của chính chúng ta.
Hào phóng, nhún nhường với vợ chồng
Xét cho cùng, người đồng hành cùng bạn đến cuối đời chỉ có vợ chồng của bạn: cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt chung và cùng nhau tận hưởng những niềm vui nhỏ nhặt tuổi già.
Ông Trương, một người đàn ông Trung Quốc, sau khi về hưu muốn tiết kiệm số tiền lương hưu của mình nên chỉ dám ăn uống tằn tiện. Trong khi đó, vợ ông là bà Lưu thì hoàn toàn ngược lại, bà muốn ăn diện và thỉnh thoảng tham gia các hoạt động văn nghệ cùng mấy người bạn già. Sự bất đồng trong cách sống đã dẫn đến những cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng.
Có người hàng xóm thấy vậy liền khuyên ông Trương cũng thử đi khiêu vũ xem sao, ông Trương thử và cũng thích thú với bộ môn này, vậy là hai vợ chồng trở thành bạn nhảy của nhau, mối quan hệ giữa hai người được cải thiện.
Hãy nhớ rằng bạn đã dành cả cuộc đời để làm việc quần quật, giờ là lúc để bạn hưởng thụ trái ngọt. Đừng tiết kiệm với những nhu cầu cơ bản như ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, uống thêm các loại thuốc bổ để hỗ trợ sức khỏe và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thỉnh thoảng mua sắm, ăn diện cũng không phải ý tồi. Và bạn cần hiểu rằng, không phải con cháu, chính vợ chồng mới là người đồng hành cùng bạn đến cuối đời, nên hãy cố gắng chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau để cuộc sống vợ chồng luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Theo Toutiao