Ảnh minh họa.
1. Biết cách sử dụng sức mạnh của tập thể
Tôi gặp phải vấn đề này, các bạn học sinh khác cũng có thể gặp phải vấn đề này, vậy có thể tập hợp sức mạnh của mọi người lại, để cùng giải quyết vấn đề này hay không?
Suy nghĩ từ góc độ này, tôi nhớ ra rằng (mình) từng nhìn thấy người khác sử dụng sổ tay đọc sách, có lẽ có thể lấy ra để giải quyết khó khăn chung của mọi người.
Hôm sau lên lớp, tôi hỏi một số bạn học trước và sau đó thu thập email của họ: "Số bài văn chúng ta phải đọc trong buổi học ngày hôm nay rất nhiều, lượng công việc cần làm tương đối nặng, chi bằng chúng ta mỗi người phụ trách đọc một bài, sau đó ghi chép lại nội dung khái quát của bài, sau đó chia sẻ với cả lớp. Như vậy có được không?"
Lớp của tôi cần phải đọc 60 bài văn tự chọn, cách làm của tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của tất cả mọi người, ai cũng tán thành cách làm này. Sau khi quay về ký túc xá, tôi bắt đầu phân chia công việc.
Đầu tiên là liệt kê ra một danh sách, chọn người nào đọc bài nào, đồng thời chỉ định thời gian báo cáo kết quả; sau đó tôi sẽ gửi cho mọi người một E-Mail có nội dung tương đối dài, giúp mọi người biết được phạm vi trách nhiệm của mình. Trong email tôi cũng nhắc nhở mọi người rằng, nếu nộp muộn hoặc không nộp thì sẽ phụ sự kỳ vọng của 59 người còn lại.
Cuối cùng, tôi chỉ chịu trách nhiệm tổ chức chứ không cần phải đọc hiểu. Thời gian đọc hiểu của môn học này không ngờ lại có thể hoàn thành trong vòng một tuần!
Tranh minh họa.
Tiếp sau đó, tôi tổng hợp lại nội dung của 30 bài văn và tiến hành phân loại, tôi còn đính kèm cách thức liên lạc và họ tên của người phụ trách bài đó lên các bài văn, cuối cùng là phát cho mọi người cùng xem.
Các bài văn được công khai minh bạch, ai đọc bài nào, nội dung được viết như thế nào đều được công khai rõ ràng. Nếu như bạn cảm thấy bài văn nào tóm tắt không được suôn sẻ hoặc tóm tắt không đủ ý thì có thể trực tiếp tìm người làm bài văn đó để thảo luận.
Lần hợp tác này đem lại thành tích rất tốt, tiếng lành vang xa, các em lớp dưới nhận được tin tức còn tìm tôi ra giá muốn mua sổ tay đọc sách này. Còn có một chuyện tôi không ngờ tới đó là, sổ tay đọc sách của một học kỳ không được tính là gì, đội bóng đá Mỹ còn có cả "Bảo điển gia truyền".
Ảnh minh họa.
Đội bóng đá của Mỹ có một quyển sách quý được truyền từ đời này sang đời khác, nội dung vô cùng phong phú, có thể nói là cuốn sổ ghi chép kinh nghiệm của các tiền bối nhiều đời truyền lại, ví dụ: Ở mục hướng dẫn lựa chọn môn học, họ sẽ liệt kê ra tất cả những môn tự chọn và những môn bắt buộc dễ qua nhất của trường đại học Harvard, đồng thời cũng sẽ tiết lộ những người đi trước đã chọn những môn học nào.
Tìm đúng cách để xử lý vấn đề
Song, vấn đề của tôi không hề nằm ở việc chọn sai môn học. Ở Harvard, cho dù bạn ở khoa nào, trường học đều yêu cầu sinh viên viết rất nhiều báo cáo.
Trường học có thể đào tạo sinh viên học cách thu thập và tổ chức một lượng lớn thông tin, rồi diễn đạt nó thật logic và có hệ thống thông qua hình thức viết báo cáo.
Một trong những môn tôi thi trượt trong năm đại học thứ nhất chính là viết, thành tích của tôi tệ đến nỗi bạn bè cũng nghi ngờ mà hỏi rằng: "Làm thế nào bạn vào được Harvard vậy?" Còn may, bạn bè nói với tôi rằng có thể xin trường học giúp đỡ.
Tôi vô cùng vui mừng nộp đơn lên cho nhà trường. Thật ra, trường học muốn đào tạo khả năng viết của chúng tôi chứ không phải là trừng phạt khuyết điểm này của chúng tôi, vì vậy nhà trường đã đưa ra một cách giải quyết tương ứng.
Đây là dịch vụ trả phí mà nhà trường đã thiết lập từ lâu, nhằm giúp đỡ những sinh viên vượt qua khó khăn trong học tập. Tôi chỉ cần trả năm hoặc sáu đô la là sẽ có người dạy tôi cách viết, và cuối cùng tôi đã vượt qua bài kiểm tra một cách thuận lợi.
Khóa học kinh tế có nhiều chủ đề để nghiên cứu, và sinh viên phải đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Thông thường, tôi không thể tự mình làm điều đó, vì vậy tôi sẽ tìm các bạn trong lớp hoặc gia sư do nhà trường cung cấp nhờ họ giúp đỡ.
Năng lực giải quyết vấn đề mới là giá trị của cuộc sống
Tôi còn nhớ lúc tham gia phỏng vấn thi vào Harvard, giám khảo đã hỏi tôi mấy vấn đề như sau: "Bạn đã từng gặp những khó khăn lớn nào? Bạn đã đối mặt và khắc phục nó như thế nào? Sau đó thì bạn thấy bản thân mình có còn giống như lúc trước nữa không?"
Đây là một trong những trường đại học tốt nhất của Hoa Kỳ và điểm số là ngưỡng cửa cơ bản để bước vào ngôi trường này. Nhưng ở đây họ đánh giá cao những sinh viên có tài năng hơn, họ phải xem xem học sinh còn có sở trường gì ngoài điểm số, họ đánh giá thái độ đối mặt với vấn đề và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên.
Cuộc sống đại học cũng như thế. Học tập rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn đó là học như thế nào, cũng giống như lúc tôi muốn làm một điều gì đó, thì điều đầu tiên là phải biết làm như thế nào để tìm được kiến thức và tài nguyên cần thiết để thực hiện nó.
Lúc mới đến nước Mỹ, tôi cần rất nhiều thời gian để thích ứng với văn hóa và đồ ăn kiểu Mỹ; sau khi vượt qua sự khó khăn ban đầu, tôi trở nên dễ dàng hòa nhập vào các nhóm khác nhau, bất kể là người da đen, da trắng hay da vàng, tôi đều có thể làm bạn với họ; sau đó, ngay cả những vấn đề trong học tập tôi cũng đều tìm ra cách giải quyết...
Dù đã rời khỏi khuôn viên trường nhiều năm, cũng không có giáo sư giảng bài, nhưng bây giờ nếu muốn học bất kỳ giáo trình nào tôi đều có thể tìm thấy rất nhiều cách, tôi có thể lên trang web của Harvard hoặc tìm sách giáo khoa tự học. Kiến thức và thông tin mãi mãi vẫn còn đó, nhưng cách tìm kiếm thông tin này thì chúng ta phải học.
Để có cái nhìn sâu sắc này, tôi cảm thấy rằng tất cả đều nhờ THỂ DỤC THỂ THAO, việc rèn luyện thể thao đã giúp tôi học cách tin tưởng vào bản thân mình hơn.
Từ chấn thương, phục hồi và quay lại sân bóng, từ rèn luyện hằng ngày đến khi lên sân thi đấu, những điều đó đã giúp tôi có dũng khí tin rằng, nếu tất cả những khó khăn thách thức vượt quá giới hạn tôi đều có thể vượt qua được, thì còn điều gì mà tôi không thể làm được nữa đây?
Thể dục thể thao giúp tôi trở nên tự tin, càng có thêm động cơ và sự nhiệt tình để thử nghiệm những điều mà bản thân từng cho rằng mình không thể làm được.
*Bài việt thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Hà Khải Thành (Trung Quốc).