Tôn Lệ và Đặng Siêu là cặp vợ chồng "vàng" của làng giải trí Trung Quốc. Họ nổi tiếng với gia đình hạnh phúc và cách dạy con đáng học hỏi. Qua Weibo của Tôn Lệ có thể thấy, cô ít khi ép gia đình, con cái phải sống theo ý của bản thân cô ấy. Dù là việc giữ gìn sức khỏe hay viết chữ, vẽ tranh, cô đều dùng chính những hành động thiết thực của mình để thuyết phục, cảm hóa mọi người trong gia đình, nuôi dạy các con và cùng chồng mình hoàn thiện hơn. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương của cha mẹ đương nhiên sẽ không kém cỏi ở mặt nào cả.
Vào giữa tháng 11, cô đã đăng lên một bài viết dài hàng nghìn ký tự của con gái Tiểu Hoa trên Weibo, khiến cư dân mạng hết lời khen ngợi. Quá khó để người ta không ghen tị với những đứa trẻ chỉ mới vài tuổi đã có thể viết được bài văn như vậy.
Người ta ước tính rằng các bậc cha mẹ sẽ phải bỏ ra không ít công sức để giúp cho 1 đứa trẻ bình thường có thể học thư pháp. Tôn Lệ và con gái Tiểu Hoa cùng viết chữ, nhưng cả hai mẹ con lại tập viết như những người bạn thân thiết của nhau.
Mẹ thì đang viết, con gái thì đang luyện tập. Con nói những gì con nghĩ, mẹ nói những gì mẹ nghĩ, hai mẹ con sẽ cùng nhau thay đổi và tiến bộ hơn. Tình cảm cha mẹ với con cái đẹp nhất trên đời này có lẽ là những tháng ngày bình yên và tốt đẹp như vậy.
Nếu chia cha mẹ làm ba cấp thì Tôn Lệ nên được xếp ở cấp cao nhất: Để con cái là “con cái”, để chúng tự tìm cho mình một phiên bản hoàn hảo nhất .
Hai cấp độ còn lại là: các bậc cha mẹ luôn coi con cái là "tất cả", và con cái là toàn bộ cuộc sống và bậc cha mẹ coi con cái của họ như “sự kế thừa” và kiểm soát cuộc sống của chúng .
Cấp độ thứ nhất: Coi con cái là "tất cả", con cái chính là cuộc sống
Người ta thường nói: Nỗi buồn lớn nhất của một gia đình đó chính là nuôi dạy con trở thành kẻ thù. Giữa cha mẹ và con cái ,vốn dĩ là quan hệ ruột thịt, tại sao lại trở thành “kẻ thù” của nhau?
Những bậc cha mẹ khiến con cái tự rời xa mình như vậy thường có một điểm chung: Coi con cái là sinh mệnh, dành cho con tình yêu thương quá lớn làm chúng bị ngộp thở.
Cách đây không lâu, phụ huynh trong "Vụ án giết mẹ của nam sinh cấp 3" ở Nam Kinh có những đặc điểm như vậy. Người con trai trong vụ án là một cậu bé học hành giỏi giang, đỗ vào trường trung học trọng điểm của thành phố. Đáng lẽ khi nhập học, cậu con trai đã có thể bắt đầu cuộc sống tự lập ở ký túc xá của trường.
Tuy nhiên, khi nhập vì thương con mà người mẹ vẫn thuê 1 căn nhà gần trường để cùng con đi học. Thường ngày, trong quá trình giáo dục con cái, cô rất nghiêm khắc với con. Vì chuyện học hành mà hai mẹ con thường xuyên cãi vã. Khi phát hiện con trai mình đang học lớp 12 mà bắt đầu say mê game trên mạng, người mẹ vốn đã hay lo lắng, giờ tâm trạng lại càng tồi tệ hơn, thường xuyên mắng mỏ con.
Cuối cùng, áp lực nặng nề từ 2 phía việc học hành và từ người mẹ đã trở thành ngọn lửa bùng cháy lên sau tất cả sự sụp đổ về mặt lý trí của cậu bé.
Sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát hỏi anh ta có hối hận khi giết mẹ ruột của mình không. Cậu bé trả lời rất bình tĩnh: "Con không hối hận, con không cần học, không còn phải chịu áp lực lớn nữa rồi".
Vụ việc con giết cha mẹ đã khiến người ta phải rùng mình, nhưng sự thật đằng sau nó còn đáng phải suy ngẫm hơn. Dành tình yêu cho con cái quá nhiều cũng là một tai họa. Nhiều người sau khi làm bố mẹ lại quên mất làm sao để là chính mình.
Đằng sau hầu hết mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ và con cái, thường có những ông bố bà mẹ coi con như sinh mệnh và yêu con đến nỗi không để chúng có một chút riêng tư nào. Họ thức khuya dậy sớm, ăn uống qua loa, dành hết thời gian, tinh thần và tiền bạc cho con cái. Những điều “tốt đẹp” mà cha mẹ dành cho con cái không có gì gọi là “xấu”. Chỉ là tình yêu cho con quá lớn, quá kiểm soát, khiến con cái cảm thấy tù túng, ngột ngạt.
Thực tế, điều mà trẻ sợ nhất không phải là áp lực học hành hay không có nhiều thời gian mà chính là tình yêu thương quá lớn của cha mẹ khiến chúng cảm thấy ngộp thở. Đối diện với sự thương yêu, công lao và sự hi sinh của những bậc cha mẹ - nơi để chúng ta dựa dẫm vào, thứ tình cảm đó giống như một cái gông trói chặt trái tim người con ta.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Erich Fromm từng nói: "Muốn xem tình yêu của mẹ dành cho con của mình có thông minh sáng suốt hay không, có một thử thách thế này, đó là liệu người mẹ có sẵn sàng nới lỏng cho con cái và liệu có sẵn sàng cổ vũ tính tự lập và phát huy chính kiến của con cái hay không."
Dù là cha hay mẹ, biết cách buông bỏ, trút bỏ nỗi lo lắng trong lòng, tìm lại chính mình tức là trả lại cơ hội tự phát triển và trưởng thành cho con cái và điều đó cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ và con cái nên là phiên bản hoàn hảo của nhau, thay vì trở thành sự ràng buộc lẫn nhau.
Cấp độ thứ hai: Coi con cái là sự kế thừa, con cái phải nghe lời cha mẹ
Trong bộ phim hoạt hình ngắn "Người thừa kế" có một cậu bé rất ngoan ngoãn, biết nghe lời, học hành chăm chỉ và có nhiều tài năng. Trong phòng sách của cậu, treo đầy những bằng khen và huy chương. Tuy nhiên, cậu bé không hề cảm thấy vui vẻ chút nào cả, những gì cậu được làm hàng ngày là học tập, đoạt giải, rồi lại học và đoạt giải.
Trong phòng cậu thậm chí còn không đến có một món đồ chơi yêu thích, ngay cả bức tranh yêu thích của cậu cũng bị bố mẹ gỡ xuống và treo thay vào đó là bằng khen. Một ngày nọ, cha mẹ tìm thấy một chiếc hộp có dán nhãn "Dream Alan" trong phòng của cậu. Dù không được sự đồng ý của con, cha mẹ đã nhất quyết mang chiếc hộp đó đi. Khi cậu bé đuổi theo, từ bên trong chiếc hộp bay ra 1 bức tranh mà cậu bé vô cực thích, nhưng bức tranh đó lại bay lơ lửng trên không, và cậu không thể nào bắt được nó.
Vào thời điểm đó, cảnh quay tiếp tục kéo dài, đứa trẻ trở nên nhỏ hơn, căn phòng trở nên rộng lớn hơn, và những giải thưởng mới lại liên tục được dán lên căn phòng; tay và chân của cậu bé bị trói bằng dây thừng, giống như một con rối đang bị trói vậy. Người điều khiển "con rối" không ai khác chính là bố mẹ của cậu bé.
Đoạn phim ngắn không có một câu thoại nào nhưng lại khiến nhiều bậc cha mẹ trong lòng bỗng trở nên trống trải.
Cậu bé ấy giống như một con rối, bị chính cha mẹ điều khiển cả cuộc đời, ước mơ ban đầu của cậu bé từng chút một cha mẹ mình bị bóp chết.
Nuôi con vất vả như vậy, tại sao bạn vẫn cố gắng hết sức để có con? Câu trả lời của rất nhiều người là: để kế thừa.
Sự tiếp nối của cuộc sống không phải là tiếng khóc của một đứa trẻ mới chào đời. Mà đó chính là khi đứa trẻ đã đủ trưởng thành, không ngừng tìm kiếm vị trí của bản thân trong cuộc đời, biết cách đối mặt và hiểu hơn về cuộc sống với một cái nhìn hoàn thiện hơn.
Ngoài đời, có không ít người giống bố mẹ cậu bé trong bộ phim ngắn trên:
Cha mẹ đã nếm qua vị mặn của muối, cũng đã nếm trải cuộc đời nhiều hơn con;
Cha mẹ là cha mẹ của con, mang lại cuộc sống này cho con, nhất định con sẽ không sai nếu con nghe theo lời của cha mẹ;
Con là do cha mẹ sinh ra, con phải nghe lời cha mẹ...
Viện cớ là “muốn tốt cho con”, các bậc cha mẹ gần như đang kiểm soát toàn bộ cuộc đời của một đứa trẻ.
Không thể phủ nhận rằng cha mẹ giống như một cái cây to, một người khổng lồ, con cái đứng trên vai của cha mẹ, chúng có lẽ thực sự ít giẫm phải những hố sâu, và đường đời sẽ suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có cuộc sống và suy nghĩ, thông qua nỗ lực của bản thân, có làm sai, thất bại, tiến bộ, từ đó không ngừng cảm nhận được giá trị bản thân và ý thức được bản thân. Đây là những gì chúng muốn.
Tình yêu thương tốt nhất mà cha mẹ dành cho con cái không phải là tạo ra một “môi trường tốt”, cũng không phải là tạo ra một “không gian an toàn”. Bởi đó là "phục vụ và nuôi dưỡng", chứ không phải "nuôi dưỡng". "Giáo dục” cao cấp là nên để trẻ tự chắp đôi cánh và dũng cảm bay lên.
Cấp độ thứ ba: Đối xử với con cái như "những đứa trẻ" và để chúng tự tìm cho mình một phiên bản hoàn hảo nhất
Gia cảnh ban đầu của Tôn Lệ không tốt, đã có lúc cô quyết định sẽ không kết hôn chứ đừng nói đến việc trở thành bà mẹ hai con. Tuy nhiên, từ khi làm mẹ, cô thay đổi bản thân từng ngày.
Nhìn thấy bọn trẻ dùng cửa làm bảng vẽ, cô sẽ không trách mắng.
Khi trẻ không thích đánh răng, mẹ sẽ không dùng lý do để ép buộc.
Cô ấy thích vẽ tranh và viết thư pháp, vì vậy cô ấy đã để các con cùng nhau vẽ và viết.
Hôn nhân, chăm chút cho cuộc sống, tự trưởng thành, từng điều một đang được cô kiên trì thực hiện từng bước.
Triết gia người La Mã Seneca đã từng nói: “Giáo dục con cái là một con đường dài, và gương mẫu là một con đường tắt. Sau khi trở thành cha mẹ, tôi nhận ra sâu sắc rằng không phải con cái cần trưởng thành, mà chính là cha mẹ".
Nếu bạn từng bị tổn thương trong thời thơ ấu, sự xuất hiện của một đứa trẻ nên là thời điểm tốt nhất để tự chữa lành vết thương, thay vì để giữ lại sẹo này.
Những gì bạn từng muốn học nhưng bị trì trệ lại bởi nhiều lý do khác nhau. Sự xuất hiện của con bạn là cơ hội để bạn thực hiện ước mơ của mình và cùng con học hỏi và phát triển.
Học cách giải quyết mọi việc một cách nhẹ nhàng; học cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực; học cách khoan dung và rộng lượng với người khác.
Cha mẹ nào giỏi hoàn thiện bản thân thì con cái sẽ càng tỏa sáng.
Giáo dục cho trẻ em cũng cần có sự thoải mái, cởi mở và cần có năng lượng tích cực.
Con gái của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Ngô Hiểu Ba, với điểm số xuất sắc, về cơ bản hoàn toàn có thể ghi danh vào top 100 trường hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cô con gái nói với cha rằng mình muốn trở thành một ca sĩ nhạc pop. Không phải vì danh vọng hay tài sản, mà chỉ là vì sở thích.
Nhìn thấy dáng vẻ kiên định của con gái, Ngô Hiểu Dao không khỏi nghĩ lại nửa đời đầu của mình: người ngoài thì thấy sự nghiệp của ông ngày càng phát triển nhưng ít ai hiểu được trong lòng ông khó có thể cảm thấy hạnh phúc bởi sự tiếc nuối quá khứ.
Vì vậy, ông nói với con gái mình: “Hãy dành cuộc đời mình cho những điều tốt đẹp”.
Không có bậc cha mẹ nào lại không muốn con mình vươn lên. Chỉ là cuộc đời chỉ có một, cha mẹ hãy biết tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình, chỉ khi để con tự tay nắm lấy cuộc đời của mình thì chúng mới có cơ hội chịu trách nhiệm cho nó.
Người làm cha mẹ đang ở cấp độ nào, tương lai của con sẽ ở cấp độ ấy. Một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc vào giá trị của tình yêu thương, sự đồng hành và hình mẫu mà chúng nhận được từ chỗ của người giáo dục chúng. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái, và họ cũng là những nhà giáo dục suốt đời.
Các bậc cha mẹ chỉ muốn con cái của họ đi theo con đường của họ, con đường của bạn bây giờ là con đường của con bạn sẽ nhìn lại trong tương lai.
Mong muốn con cái có thể kế thừa những ước mơ còn dang dở của bạn và tiếp tục thực hiện chúng. Khi đó, những gì bạn đã từng không làm được có thể sẽ là điều khó khăn đối với trẻ nhỏ.
Khi bạn suy nghĩ chín chắn để nhìn nhận cuộc sống, suy ngẫm về quá khứ và không ngừng sửa đổi, điều chỉnh bản thân trong cuộc sống, điều khắc sâu trong trái tim trẻ em chính là tương lai chứa đầy những khả năng vô hạn.
Tiền đề tiên quyết duy nhất là sự trưởng thành cả đời của cha mẹ.