Làm canh măng ngày Tết nhớ kỹ điều này kẻo ngộ độc cả nhà

Thanh Huyền (tổng hợp) |

Sơ chế măng khô đúng cách sẽ là điều kiện tiên quyết để có món canh măng mềm, không độc hại ăn dịp Tết Nguyên đán.

Nấu măng khô là món yêu thích của nhiều gia đình trong dịp Tết, măng khô có thể nấu được rất nhiều món ngon như xào miến, nấu canh xương, nấu chân giò... Đây là món ăn truyền thống mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người ăn.

Làm canh măng ngày Tết nhớ kỹ điều này kẻo ngộ độc cả nhà- Ảnh 1.

Lợi ích khi ăn măng khô

Giúp giảm cân

Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

Kiểm soát cholesterol

Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

Tốt cho tim

Măng tre rất giàu chất xơ, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chống ung thư

Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư.

Tăng cường miễn dịch

Các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B trong măng giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Chống viêm

Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Măng có thể luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

Tốt cho người ăn kiêng

Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít calo như măng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Chữa các vấn đề hô hấp

Do có đặc tính chống viêm, măng cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp.

Kháng khuẩn

Măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc tính này khiến măng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh do vi khuẩn và virus.

Chữa vấn đề dạ dày

Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón.

Làm canh măng ngày Tết nhớ kỹ điều này kẻo ngộ độc cả nhà- Ảnh 2.

Tuy nhiên, nhiều người bán hàng vì muốn măng khô không nấm mốc, vàng đẹp đã ngâm lưu huỳnh, hóa chất. Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh không được phép vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Khi chọn măng khô, trước tiên bạn chỉ nên mua loại măng có màu vàng nhạt, không chọn măng lốm đốm do mốc hoặc vàng ươm, dễ bị nhuộm phẩm màu.

Trong quá trình chế biến món ăn từ măng khô nên nhớ kỹ những lưu ý này kẻo khiến cả nhà ngộ độc.

Những lưu ý khi chế biến măng

Măng được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại chứa nhiều glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây ra các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở...

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Làm canh măng ngày Tết nhớ kỹ điều này kẻo ngộ độc cả nhà- Ảnh 3.

Cách ngâm măng khô nhanh mềm

Măng mua về rửa thật sạch, đổ đầy nước lạnh ngâm qua đêm.

Sáng hôm sau bạn đổ nước ngâm măng đi, lấy từng miếng măng rửa thật sạch. Bạn rửa kỹ măng để măng không bị chua.

Sau khi rửa măng bạn đổ nước ngập măng và tiếp tục ngâm khoảng 3 - 4 tiếng để măng nở mềm.

Một mẹo nhỏ giúp rút ngắn thời gian là bạn có thể ngâm măng khô bằng nước vo gạo, cách này vừa giúp măng nhanh nở vừa sạch và mềm hơn.

Măng khô sau khi ngâm mềm cần phải được rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi. Mở vung để khí độc bay ra ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại