Cụ thể, chỉ hơn 1 tháng, nhưng lãi suất tiền gửi 5 tháng chỉ ở mức tối đa 6%/năm, trong khi gửi 6 tháng có thể lên 8-9%/năm.
Ngoài ra, tại nhiều ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng cũng không đáng kể, thường chỉ khoảng 0,2-0,3%/năm. Thậm chú với một số nhà băng, lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao hơn hoặc bằng với lãi suất 12 tháng.
Trên thị trường hiện nay, SCB và HDBank là 2 ngân hàng có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, ở mức 9%/năm. Cụ thể, tại SCB, nhà băng này áp dụng chung một mức cho tất cả các kỳ hạn gửi tiết kiệm trực tuyến từ 6 tháng trở lên, tức gửi 6 tháng cũng là 9%/năm, gửi 12 tháng cũng 9%/năm.
Tại HDBank, theo hình thức online, gửi kỳ hạn 6 tháng có lãi suất 9%/năm, cao hơn nhiều so với các kỳ hạn lân cận như 5 tháng (6%/năm), 7 tháng (6,9%/năm),…Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn này của HDBank còn cao hơn cả kỳ hạn 12 tháng (8,8%/năm), 15 tháng (7%/năm), 24 tháng (6,9%/năm),…
Một số ngân hàng khác cũng niêm yết mức xấp xỉ 8,9%/năm cho kỳ hạn gửi nửa năm, như Kienlongbank (8,9%), BacABank (8,8%), BaoVietBank (8,8%),….
Từ mức 8,5%-9%/năm vẫn chủ yếu là các ngân hàng nhỏ khác, có thể kể đến VietBank (8,7%), Saigonbank (8,7%), NamABank (8,6%),…
Từ mức 8,5%/năm trở xuống bắt đầu xuất hiện các ngân hàng lớn. Chẳng hạn như VPBank đang niêm yết mức 8,3%/năm cho khách hàng gửi trực tuyến, số tiền từ 10 tỷ đồng kỳ hạn 6 tháng. ACB áp dụng mức 8,25%/năm trong khi Techcombank là 8,2%/năm.
Đáng chú ý tại Techcombank, ngân hàng áp dụng lãi suất kỳ hạn 6 tháng – 36 tháng ở cùng một mức cho một nhóm khách hàng, từ 7,9-8,2%/năm. Trong đó, mức 8,2% dành cho khách VIP 1 gửi từ 3 tỷ trở lên.
Dưới mức 8%/năm vẫn là những cái tên quen thuộc, thường có nguồn tiền gửi cá nhân dồi dào, giúp lãi suất huy động ở mức thấp hơn nhưng tăng trưởng vẫn ổn định. Nhóm này gồm có Big 4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV), TPBank, Sacombank, MB,...
Trong đó, các ngân hàng quốc doanh niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng khi gửi tại quầy chỉ ở mức 5,8%/năm, thấp nhất thị trường.