Nếu như Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới với nghệ thuật cắt giấy thì ở Kazakhstan cũng có môn nghệ thuật cắt tỉa lá ảo diệu không kém.
5 năm trước, nghệ sĩ người Kazakhstan Kanat Nurtazin đã bắt đầu dự án “100 công cụ hội họa”, trong đó lá cây là công cụ sáng tác yêu thích nhất của anh.
Ở Việt Nam và nhiều nước khác, lá cây rụng thường được đưa vào thùng rác hoặc lạc lõng không người quan tâm trên đường.
Cảm thương cho phận đời hẩm hiu ngắn ngủi của những chiếc lá cây bé bỏng, Kanat đã quyết định tặng cho chúng một cuộc sống thứ hai.
Qua bàn tay khéo léo của anh, những chiếc lá vô hồn bỗng trở nên sống động lạ thường, đặc biệt là sau khi kết hợp cùng ảnh nền phù hợp. Mỗi chiếc lá là một bức tranh ẩn chứa những thông điệp thú vị từ người nghệ sĩ tài hoa.
Để tạo nên một chiếc lá-tranh, Kanat sẽ vẽ hình lên mặt sau của lá rồi cắt tỉa dựa trên đó. Thành phẩm cuối cùng kết hợp phông nền lung linh đã trở thành thỏi nam châm “hút fan” cho Kanat trên nhiều trang mạng xã hội.
Cùng thưởng thức một số tác phẩm đẹp mắt của Kanat.
Một lời cầu nguyện tới thiên đàng.
Cùng bay lên nào!
Vũ điệu té nước.
Cáo con đang bay đi đâu đấy?
Khi ta yêu nhau bất chấp cùng hòa quyện.
Cuộc Đời Của Pi được tái hiện hoàn hảo trên một chiếc lá.
Nàng tiên cá mơ mộng dưới bầu trời tím mộng mơ.
Ông chú râu mực quen thuộc trong Cướp Biển Vùng Caribbean.
Live-action Lion King chưa ra thì xem tạm hai cái lá này cũng được.
Bên cạnh khả năng cắt tỉa thượng thừa thì gu chọn phông nền của Kanat cũng thuộc hàng đỉnh cao.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng...
Đang hồi sinh cái lá, tiện tay hồi sinh thêm Iron Man.
Nghệ sĩ múa thả mình vào không trung, nhưng bộ váy được cắt tỉa kỳ công mới là điểm nhấn.
Cái cây xanh xanh, thì lá cũng xanh, thêm "background" xanh cũng hợp ra phết.
Hai chiếc lá lìa cành bỗng biến thành đàn chim tự do tung cánh.
Một pha tỏa sáng đầy nghệ thuật.
Lâu đài tí hon "đọ sắc" với lâu đài cổ kính.
Wall-E hẳn rất vui vì thế giới đã tràn ngập màu xanh của cây cỏ.