Sau kì nghỉ dịch, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm cho mình một công việc mới và Minh Nhật cũng vậy.
Cảm thấy ông chủ cũ quá keo kiệt, đợt này còn cắt giảm nhân lực vô lí, vì vậy Minh Nhật đã không hề nghĩ ngợi mà xin ứng tuyển ở công ty mới.
Hôm nay, việc chờ đợi cuối cùng cũng có kết quả, Minh Nhật được một công ty bất động sản mời đến phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng tỏ ra khá hài lòng về khả năng toàn diện của cô. Nhưng cứ tưởng mọi chuyện sắp thuận lợi kết thúc thì đột nhiên người nọ lại cố tình hỏi thêm một câu:
"Nếu trong một lần đi tiếp khách hàng, bạn gặp một khách hàng ngoan cố, bắt bạn uống rượu, trong khi trước giờ bạn chưa từng uống, thậm chí không biết uống. Vậy bạn sẽ làm gì lúc đó?"
Minh Nhật nghe thấy thế liền gật đầu thành thật nói: "Tôi quả thật không biết uống rượu". Minh Nhật không ngờ rằng, hai người vào phỏng vấn trước mình cũng đã bị loại vì câu hỏi này mới tới lượt cô.
Đối với người đầu tiên, cô ta đã cố gắng lấy lòng nhà tuyển dụng bằng cách hứa hẹn:
"Dù không biết uống rượu đi nữa, nếu khách hàng yêu cầu, tôi vẫn sẽ không ngần ngại làm theo. Dù sao đó vẫn là trường hợp quan trọng, vì công ty, tôi nhất định sẽ cố gắng làm mọi cách để lấy được hợp đồng về."
Câu trả lời này nghe qua thì có vẻ rất tốt, biểu hiện rõ cô ta là người luôn nhiệt tình và hết lòng vì công việc. Thế nhưng khi nghe xong nhà tuyển dụng lại không nói gì, mà mời cô ta ra ngoài, bảo sẽ thông báo kết quả sau.
Đến ứng viên thứ hai, người này cẩn thận và từ tốn hơn. Nhưng khi trả lời vẫn thẳng thắn hết sức:
"Theo tôi, nếu gặp phải tình huống đó, tôi sẽ kiên quyết từ chối đến cùng. Kinh doanh có nhất thiết phải dựa vào việc uống rượu hay không? Một công ty mà yêu cầu nhân viên phải uống rượu cùng khách hàng, để làm hài lòng họ, thì chắc chắn công ty đó cũng chẳng hề có tương lai gì. Nên tôi tin tưởng quý công ty của bạn không phải loại công ty như vậy. Chính vì thế, tôi sẽ nói thật với ý mình."
Nhà tuyển dụng nhìn ứng viên thứ hai một lát, cảm thấy người này rất có cá tính. Nhưng dường như cách xử lí tình huống thế này lại không quá phù hợp với vị trí mà họ muốn tuyển dụng. Làm chăm sóc khách hàng ở lĩnh vực bất động sản, lời cô ta nói lại quá thẳng thắn, và thiên về ý định riêng của bản thân nhiều hơn là nghĩ cho công ty. Thậm chí nhà tuyển dụng còn chẳng thèm hứa hẹn suông như người thứ nhất.
Kết quả, người thứ hai cũng đã bị loại.
Quay lại Minh Nhật, một cô gái thông minh, xinh đẹp, khi một phút suy nghĩ đã kết thúc, cô đã đưa ra quan điểm của mình như sau:
"Tôi sẽ nói với khách hàng rằng, uống rượu có thể chứng minh được tôi nể trọng mọi người, nhưng không thể chứng minh được tôi có bản lĩnh để xử lí tốt việc hợp tác sau này. Do đó, mọi người không thể thông qua tửu lượng của tôi để biết được năng lực làm việc của tôi, đúng chứ?
Mà nếu làm được như vậy, thiết nghĩ các vị thật sự là những người đa tài đấy nhé!
Trong công việc, tôi sẽ cố gắng hết mình, làm đủ cách để hoàn thành, khi không biết cũng sẽ học. Nhưng trong đời sống, tôi cũng có nguyên tắc riêng của mình. Tôi không muốn bản thân vì tiền mà làm sai với tâm nguyện ban đầu.
Chắc các vị cũng có suy nghĩ giống tôi mà, đúng không?"
Nghe câu trả lời vừa thông minh vừa hài hước từ Minh Nhật, nhà tuyển dụng đã đồng ý nhận cô vào làm ngay lập tức.
Dù muốn dù không, đã bước vào môi trường làm việc, chắc chắn bạn sẽ có lúc gặp phải những sự cố bất ngờ. Những lúc đó, có người chấp nhận thỏa hiệp, có người lại bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vừa lợi mình vừa lợi người. Đây cũng chính là nguyên do giúp Minh Nhật vượt xa hai ứng viên ngang tầm ngày hôm đó!