Lá chắn hạt nhân Nga từng suýt sụp đổ: TT Boris Yeltsin "ngồi trên đống lửa" như thế nào?

Bảo Lam |

Tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga ngày 4/7/1998, Tổng thống khi đó, ông Boris Yeltsin, được báo cáo rằng "Nga không có khả năng giữ được tiềm lực hạt nhân của mình".

Báo cáo cho biết rằng "Nga không có khả năng giữ được tiềm lực hạt nhân của mình: Đến đầu những năm 2000 hầu hết các tên lửa sẽ hết niên hạn sử dụng, còn tiền không có để sản xuất mới".

Lá chắn hạt nhân Nga từng suýt sụp đổ: TT Boris Yeltsin ngồi trên đống lửa  như thế nào? - Ảnh 1.

Đó là những thông tin gây sốc và rất đáng báo động, khiến TT Boris Yeltsin như "ngồi trên đống lửa" bởi nước Nga không thể bảo đảm an ninh trọng yếu của mình.

Như sau này các nhà báo và chuyên gia phân tích quân sự viết, "chỉ lá chắn hạt nhân mới giúp coi Nga như một cường quốc quân sự và toàn vẹn, chứ không như một lãnh thổ trống rỗng và không được bảo vệ với nguồn tài nguyên dồi dào".

Lá chắn hạt nhân Nga từng suýt sụp đổ: TT Boris Yeltsin ngồi trên đống lửa  như thế nào? - Ảnh 2.

Boris Yeltsin - Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga.

Chỉ vào đầu những năm 2000, khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền, con đường nâng cấp các lực lượng hạt nhân chiến lược mới bắt đầu một cách chậm chạp. Nó cũng không bằng phẳng như người ta tưởng.

Nga phải xem xét lại học thuyết phòng thủ hạt nhân về mặt gốc rễ và từ bỏ những chỉ tiêu mang tính số lượng, để chuyển sang chất lượng.

Đúng là nếu nhìn vào con số thống kê thì cho đến nay nó vẫn đáng báo động: tính đến cuối thập niên 90 và đầu thập niên 2000, Nga sở hữu 5.842 đầu đạt hạt nhân. Đến năm 2008, con số này giảm xuống còn 3.150 với số tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân là 462.

Và, nói chung, khi đó các nhà phân tích quân sự cũng viết rất nhiều những thứ tồi tệ về việc lá chắn hạt nhân của Nga sắp sửa không còn.

Trên thực tế, vào những năm đó, người ta rất tích cực trong việc đạt được thoả thuận về giảm trừ vũ khí hạt nhân. Nhưng không phải tất cả đều mang tính kinh tế.

Việc trong giai đoạn từ năm 1998 đến hết năm 2008, tính cả trên toàn nước Nga, chỉ còn lại vài trăm quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và vài nghìn đầu đạn không phải là công trạng, mà phải gọi là điều kỳ diệu.

Xin nhắc lại: vào thời điểm năm 1998, người ta nói rằng đến năm 2004 hoặc 2005 thì về nguyên lý Nga sẽ hoàn toàn không còn đầu đạn và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, dù chỉ một quả.

Chính từ đầu những năm 2000, chính từ những năm khi lá chắn hạt nhân của Nga đáng lẽ phải hoen gỉ, thì bắt đầu diễn ra công cuộc cải tiến những vũ khí này. Và tính đến năm 2017, chúng ta nhìn thấy một bức tranh như sau: 467 bệ phóng, và 2.650 tên lửa mang đầu đạn. Ở đây cần phải nhìn vào các chỉ số về chất lượng.

Lấy ví dụ, vào thời điểm thử nghiệm các vũ khí hạt nhân năm 2017 mới nhận ra rằng tổ hợp "Voevoda" mà người Mỹ gọi với cái tên trìu mến là "Quỷ Satăng" đã qua nhiều lần nâng cấp. Điều tương tự cũng diễn ra với cả các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và 2 chiếc Tu-95MS.

Lá chắn hạt nhân Nga từng suýt sụp đổ: TT Boris Yeltsin ngồi trên đống lửa  như thế nào? - Ảnh 3.

Nga bắn thử tên lửa R-36M2 Voevoda ''SS-18 SATAN'.

Sau 10 năm thử nghiệm từ năm 1998 đến năm 2018, cuối cùng Hải quân Nga cũng được tiếp nhận tên lửa "Bulava".

Nhưng cả những nghiên cứu mới mà ông Vladimir Putin trình làng trong khuôn khổ Thông điệp Liên bang của mình như tên lửa "Kinzal" cũng được bàn tán rất nhiều.

Chốt lại, nếu theo dõi toàn bộ con đường của lá chắn hạt nhân Nga từ thời điểm năm 1998 và cho đến ngày hôm nay, tất cả cứ như điều thần kỳ và bất khả thi.

Bởi vì không phải nhà báo hay tờ báo nào đó của Nga hay của Phương Tây nói về việc đến đầu năm 2000 Nga sẽ không còn vũ khí hạt nhân, mà chính là các thành viên của Hội đồng An ninh Nga. Và họ nói về thứ gần như không thể xoay chuyển được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại