Kỳ tích nối thêm kỳ tích
Vào tháng 12/2018, lần đầu tiên, 500 bác sĩ, đều là người Việt Nam, tham gia 6 kíp mổ cùng lúc là: 1 kíp lấy 6 tạng từ người chết não, 5 kíp ghép tạng ngay cho bệnh nhân, trong đó có một kíp điều phối tạng từ Hà Nội vào TP.HCM để ghép cho bệnh nhi suy thận ở Bệnh viện Nhi đồng 2.
Ngày 9/3/2019, Bệnh viện Việt Đức tiếp tục viết thêm kỳ tích mới vào lịch sử. 6 êkíp là hơn 200 bác sĩ đã tham gia lấy đa tạng từ 1 người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân.
Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép chia gan làm hai từ bệnh nhân chết não ghép cho 2 người.
Mộ phần gan đang được ghép cho bệnh nhân.
Ca mổ được bắt đầu từ 7h30 phút và kết thúc lúc 23h30 phút, cùng lúc lấy đa tạng để ghép cho 05 bệnh nhân: 01 bệnh nhân ghép tim, 2 bệnh ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận, ngoài ra còn lấy các đoạn mạch máu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác.
PSG.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng cho hay, bệnh viện đã tiến hành chia gan của một người hiến tạng chết não (nam, 30 tuổi, chết não do chấn thương sọ não nặng) để ghép cho 2 bệnh nhân.
Bệnh nhân nhận gan là bệnh nhi 8 tuổi bị suy gan – hôn mê gan do xơ gan mất bù/ bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng (Wilson) và teo đường mật bẩm sinh, một sự kết hợp giữa 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu. Bệnh nhân không được ghép cấp cứu nguy cơ tử vong rất cao.
Trước đó, bệnh nhi đã định lấy một mảnh gan của bố (chưa hoàn thiện làm các xét nghiệm) bệnh lý của bệnh nhi chuyển biến nhanh cần phải ghép cấp cứu. Và may mắn cháu phù hợp với gan của người cho chết não
Bệnh nhân may mắn nhận phần gan thứ hai là một bệnh nhân nam 49 tuổi bị ung thư gan trên nền gan xơ.
Gan bệnh nhân chết não được chia như thế nào
Bệnh nhân người lớn nhận gan đã hồi phục.
Kỹ thuật chia gan ghép đã có từ những năm 1989 – 1990 được thực hiện ở các nước phát triển Châu Âu và Châu Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2000 kỹ thuật này mới hoàn thiện và phát triển ở Châu Á (ghép gan một phần ở người cho còn sống)
Theo thống kê ghi nhận chỉ 1% ca chia gan được ghép thành công tại Mỹ. Còn ở Châu Âu hiện nay không còn thực hiện do tỷ lệ thành công thấp.
"Ca chia gan ghép cho hai người từ người cho chết não là ca ghép tạng đầu tiên về chia tạng tại Việt Nam. Khó khăn khi thực hiện ca ghép này chau bé nhận gan cân nặng nhẹ chỉ 18-19kg, rối loạn đông máu nặng, điểm mức độ suy gan nguy tơ tử vong 90%", TS. Nghĩa nói.
Gan của người cho chết não được chia làm hai phần bằng nhau: hpt 2-3 cho trẻ em (như mô hình LDLT), phần còn lại hpt 4-5-6-7-8 +1 ghép cho người lớn.
Sau ghép, hiện nay sức khỏe của người lớn đã bình phục và được chuyển về trung tâm ghép tạng để theo dõi. Bệnh nhi nhỏ, chức năng đã hồi phục, giảm rối loạn đông cầm mức, giảm rối loạn chức năng. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn còn viêm phổi nên vẫn đang ở lại phòng hồi sức để theo dõi.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho hay: "Quyết định chia gan để ghép bệnh viện cũng đã có dự định trước đó. Cách đây khoảng 3-4 tháng tôi có giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu kỹ thuật chia gan để ghép. Rất may thời điểm nàu có bệnh nhân hiến và cho người nhận gan phù hợp".
Ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công tại bệnh viện vào ngày 28/11/2007; đến ngày 15/04/2010 bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não (đầu tiên tại Việt Nam).
Hiện tại, bệnh viện đã chủ động trong hầu hết các kỹ thuật ghép gan: ghép toàn bộ từ người cho chết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho chết não để ghép. Số lượng ca ghép gan của bệnh viện Việt Đức thực hiện là 62 trường hợp chiếm >50% toàn bộ số ghép gan cả nước.
Khó khăn lớn nhất của ghép gan là sự khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng gan ghép chỉ thỏa mãn khoảng 10-15% nhu cầu. Chính vì vậy Bệnh viện đã chủ trương tăng tối đa khả năng ghép gan cho bệnh nhân, trong đó giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu triển khai kỹ thuật chia gan để ghép.