Kỹ sư công nghệ - Bộ óc đằng sau những công nghệ trong tương lai
Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh khi con người có thể tương tác với mọi thiết bị và hệ thống phục vụ đời sống chỉ qua một thao tác chạm trên chiếc điện thoại thông minh.
Trong lúc ngồi xem tivi trong phòng khách, bạn có thể mở đèn ngoài sân, kích hoạt máy pha cà phê để chuẩn bị cho một đêm làm việc thâu đêm, nhận báo cáo khi đồ đã giặt xong và sẵn sàng chuyển sang máy sấy…
Viễn cảnh đó đang dần trở thành hiện thực với sự phát triển như vũ bão của công nghệ không dây tiên tiến. Ngày càng nhiều các sản phẩm ra đời có khả năng kết nối với Internet và hoạt động như một công cụ “thông minh” mà người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh qua điện thoại hoặc máy tính.
Vậy ai là người đứng sau những món đồ công nghệ thông minh này? Đó chính là những kỹ sư công nghệ tài ba trong lĩnh vực điện, điện tử và máy tính.
Họ là người nắm vững nguyên lý hoạt động của những thiết bị công nghệ truyền thống và kết hợp chúng với những công nghệ tân tiến nhất để “hiện thực hóa” giấc mơ của con người.
Nhu cầu kỹ sư công nghệ chuẩn quốc tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường gia công và phát triển công nghệ mới nổi ở khu vực Châu Á, nhu cầu nhân lực kỹ thuật có chuyên môn cao và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đang ngày càng gia tăng.
Hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ như Intel, Samsung, LG, Microsoft, Canon…, đã đặt nhà máy và trung tâm phát triển sản phẩm tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các công ty công nghệ Việt cũng đang có những bước phát triển ngoạn mục, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trên thế giới như trình duyệt Internet và trang web tìm kiếm “thuần Việt” Cốc Cốc, hệ thống nhà ở thông minh BKAV SmartHome…
Bên trong một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử của Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (Nguồn: Shara Tibken/CNET)
Sự đổ bộ của các “ông lớn” về công nghệ và nhu cầu vươn ra thị trường thế giới của các công ty công nghệ Việt Nam đặt ra bài toán lớn về nguồn kỹ sư công nghệ cao cấp tại Việt Nam.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, họ còn phải sở hữu khả năng đảm đương các công việc mang tính quản lý, giám sát, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật trên toàn thế giới.
Theo CNET, trang web thông tin và đánh giá sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới, các tập đoàn công nghệ lớn như LG mất ít nhất 3 năm đào tạo để một kỹ sư trong nước có khả năng đảm trách những dự án riêng.
ĐH RMIT – nơi đào tạo kỹ sư công nghệ chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Nắm bắt được tiềm năng phát triển của lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ và nhu cầu kỹ sư công nghệ đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam, ĐH RMIT đã quyết định đưa nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ về Việt Nam. RMIT cũng là một trong những trường đại học quốc tế đầu tiên mở nhóm ngành này tại Việt Nam.
Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ của ĐH RMIT là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, khả năng sáng tạo giải pháp và kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong môi trường quốc tế.
Trong suốt chương trình học 4 năm, các kỹ sư tương lai sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng tiếp cận vấn đề, đưa ra giải pháp sáng tạo và quản lý dự án qua các dự án gắn liền với thực tế. Ngoài ra, sinh viên còn được cọ xát và thực tập có trả lương tại các tập đoàn đối tác lớn như Intel Việt Nam, Samsung Việt Nam…
Một giờ học của các kỹ sư tương lai tại RMIT Việt Nam
Hiện tại, trường đang đào tạo 4 chuyên ngành là Cử nhân Công nghệ Thông tin, Cử nhân Kỹ thuật (Kỹ sư Điện – Điện tử), Cử nhân Kỹ thuật (Kỹ sư Phần mềm) va Cử nhân Kỹ thuật (Kỹ sư Robốt và Cơ Điện tử).
Để tìm hiểu thêm về nhóm ngành kiến tạo tương lai này và những cơ hội nghề nghiệp đang chờ đón thế hệ trẻ tại Việt Nam, hãy đến tham dự Ngày hội Trải nghiệm dành cho nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ diễn ra vào ngày 08/10/2017 tại cơ sở RMIT Nam Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM.
[For online] Đăng ký tham dự sự kiện tại đây hoặc gọi 028 3776 1369 để biết thêm thông tin chi tiết.