Kỳ nghỉ lễ với những chuyến du lịch, đoàn tụ gia đình, bạn bè sẽ có rất nhiều món ăn ngon có thể làm cho chúng ta phá vỡ thói quen ăn uống lành mạnh thường ngày.
Với những mẹo dưới đây, bạn sẽ dễ dàng duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trong khi vẫn thưởng thức những món ăn yêu thích trong kỳ nghỉ mà không lo hại sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng mang đến cho bạn nguồn năng lượng tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới năng động. Nếu bỏ ăn sáng thì bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Trong trường hợp bạn muốn ngủ nướng vì đây là kỳ nghỉ, thì một ly sinh tố thay bữa sáng nhanh chóng và lành mạnh chính là lựa chọn tuyệt vời.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nhưng, bạn có biết rằng uống đủ nước giúp ngăn chặn bạn ăn quá nhiều. Thêm một vài lát chanh vào nước để biến một thức uống giải khát bình thường thành một thức uống giải độc tuyệt vời.
Ảnh minh họa.
Nước chanh không chỉ giúp giải độc mà còn ngăn ngừa chứng khó tiêu, vì vậy nó sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng chuẩn khi lỡ ăn nhiều trong kỳ nghỉ.
Ăn nhiều hoa quả và rau củ
Là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể, ăn các loại thực phẩm như trái cây có hàm lượng calo thấp thay vì một số thực phẩm khác có hàm lượng calo cao sẽ rất hữu ích trong việc giảm lượng calo tiêu thụ, từ đó giúp người dùng kiểm soát cân nặng.
Ăn một chế độ ăn nhiều rau và hoa quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư.
Ảnh minh họa.
Hoa quả và rau có thể giúp tăng lượng chất xơ và kali là những chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều người dùng không có đủ trong chế độ ăn uống của họ.
Bạn nên ăn ít nhất 5 phần hoa quả và rau củ mỗi ngày. Chúng có thể ở dạng tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc ép lấy nước.
Một phần trái cây và rau tươi, đóng hộp hoặc đông lạnh là 80g. Một phần trái cây khô (nên để đến bữa ăn) là 30g. Ngoài ra, một ly 150ml nước ép trái cây, nước ép rau hoặc sinh tố cũng được tính là một phần, nhưng bạn nên giới hạn số lượng không quá 1 ly mỗi ngày vì những đồ uống này có đường và có thể làm hỏng răng.
Ăn thêm cá
Cá là một nguồn cung cấp protein dồi dào, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Dù không thích cá đến đâu bạn cũng nên cố gắng ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, bao gồm ít nhất 1 phần dầu cá. Dầu cá có nhiều chất béo omega-3, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Hạn chế đồ ăn có đường
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ béo phì và sâu răng. Thực phẩm và đồ uống có đường thường chứa nhiều năng lượng (calo), nếu tiêu thụ thường xuyên có thể làm sâu răng, tăng cân - thậm chí gây thừa cân, béo phì.
Ăn ít muối
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, trong khi những người bị cao huyết áp có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Ảnh minh họa.
Chuyên gia khuyến nghị, người trưởng thành và trẻ em từ 11 tuổi trở lên không nên ăn quá 6g muối/ngày (khoảng một thìa cà phê), trẻ nhỏ hơn thì nên tiêu thụ ít hơn.
Ăn chậm hơn
Khi đi chơi, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều và hầu như ăn tất các món trên bàn tiệc bất kể chúng ta có đói hay không. Vì vậy, việc tập trung vào các món ăn sẽ giúp bạn điều chỉnh được lượng thức ăn cũng như lựa chọn được món ăn lành mạnh mà bạn cần.
Ảnh minh họa.
Đặc biệt khi ăn quá nhanh khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn yêu cầu của cơ thể. Do đó nên ăn chậm để kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và giúp bạn thưởng thức từng món ăn. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn và cho mình cơ hội dừng lại trước khi ăn quá nhiều.