Vào tháng 1/2018, đã có bài báo về thành phố Aïn Séfra, gọi là "cửa của sa mạc Sahara" và cư dân thành phố ngạc nhiên thế nào sau khi thấy tuyết phủ dày vài cm xung quanh khu vực.
Các nhiếp ảnh gia tận dụng sự kiện bất thường này để chụp ảnh sa mạc Sahara phủ tuyết trắng xóa.
Tuết pha lẫn cát sa mạc Sahara.
Cư dân thành phố Aïn Séfra chắc chắn sẽ không thể quên sự kiện đáng ngạc nhiên này.
Theo báo Daily Mail, có thể nhìn thấy trẻ em như đang chơi trên các cồn cát phủ tuyết bên ngoài thị trấn, trong khi những người khác ra sức chụp ảnh tuyết để ghi lại sự kiện hiếm hoi này.
Đây là lần thứ hai trong chưa đầy 1 tháng, tuyết rơi trở lại sa mạc Sahara và người ta đã chụp được một loạt hình ảnh tuyệt vời.
Tuy nhiên, trong khi người ta thích thú bởi những hình ảnh thật tuyệt vời thì lượng tuyết rơi lại khiến các nhà khoa học lo lắng, đặt ra câu hỏi liệu có phải do sự nóng lên toàn cầu hay không?
Thành phố Aïn Séfra nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển và trung bình nhiệt độ vào đầu năm là 12,4 độ C.
Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý, đây không phải là khu vực có lượng mưa lớn. Aïn Séfra có lượng mưa trung bình hàng năm là 169mm/m2, thấp hơn nhiều so với cột mốc do các nhà khí tượng học đặt ra để đủ điều kiện phân loại địa danh là sa mạc theo lượng mưa.
Tuyết phủ cồn cát.
Vì vậy, thực tế là tuyết đang thực sự là một hiện tượng lạ. Lần đầu tiên tuyết rơi trên sa mạc Sahara là vào năm 1979. Lần thứ hai vào tháng 12/2016. Tuyết rơi lần thứ ba vào tháng 1/2018 và bây giờ là lần thứ tư.
Sa mạc Sahara đang thay đổi. Sa mạc rộng lớn khổng lồ bao phủ hầu hết Bắc Phi và đã trải qua một số thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua.
Mặc dù Sahara ngày nay rất khô hạn nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó sẽ lại xanh tươi trong khoảng 15.000 năm nữa.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Code