Những chiếc thuyền bằng gỗ hay kim loại đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng ít ai biết trong lịch sử từng có những con tàu bằng bê tông do Hải quân Mỹ chế tạo. Hóa ra những con tàu bê tông này không chìm nghỉm dưới đáy biển như mọi người tưởng, nhưng nó cũng không đủ tốt để có thể coi là một thành công và được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
Như mọi quốc gia khác trong thời kỳ chiến tranh, nước Mỹ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn nguyên vật liệu cần thiết, vì vậy họ luôn đòi hỏi khả năng tận dụng mọi vật liệu có sẵn để ưu tiên mọi thứ cần thiết cho bộ máy quân sự.
Tàu bê tông SS Palo Alto, ảnh chụp năm 1920
Ví dụ trong thời kỳ Thế chiến Thứ hai, chính phủ Mỹ cần lụa cho sản xuất dù và túi đựng thuốc pháo, vì vậy buộc các nhà sản xuất hàng dệt kim phải sản xuất tất từ sợi nilon để thay thế. Ngay cả thành phần của các đồng tiền xu cũng như lượng nikel trong chúng cũng được thay đổi để đưa lượng kim loại cần thiết này sang cho cỗ máy chiến tranh.
Bên cạnh đó, khi thịt được trưng dụng cho khẩu phần quân đội đã khiến nhu cầu về loại phomat gạn sữa tăng bùng nổ trong nước Mỹ.
Ngành đóng tàu cũng không phải ngoại lệ. Trong cả 2 cuộc Thế chiến, nước Mỹ đều gặp phải tình trạng thiếu hụt thép, buộc họ phải nghĩ đến việc thay thế bằng bê tông để đóng tàu.
Trong Thế chiến thứ nhất, nước Mỹ đã điều 24 chở hàng bằng bê tông để chuyên chở vật tư cho chiến trường châu Âu. Chiếc đầu tiên trong số đó là USS Altus dài 250 feet (76,2m) với bề ngang 45 feet (13,7m) và lượng dãn nước 2.500 tấn.
So với các tàu chở hàng thông thường (có tỷ lệ rộng/dài khoảng 1:6 hoặc 7), tỷ lệ rộng/dài chỉ 1:5,5 khiến con tàu bê tông này trông như một hình hộp chữ nhật cục mịch trên biển. Tỷ lệ này cũng phản ánh một thực tế rằng, dù bê tông rất vững chãi, nhưng để chống chịu được sóng gió của biển cả, lớp bê tông này phải rất dày. Hóa ra điều này lại làm tăng trọng lượng của con tàu.
Tàu bê tông Palo Alto hiện tại đã xuống cấp trầm trọng
Trên thực tế, cũng giống như nhiều vật liệu xây dựng, bê tông có khối lượng riêng nhẹ hơn, chỉ khoảng 68 kg/m3. Trong khi đó, cho dù thép có khối lượng riêng nặng hơn, hơn 222,26 kg/m2, nhưng nó lại vững chãi hơn nhiều, vì vậy những nhà đóng tàu lại cần ít vật liệu hơn để tạo nên một con tàu chở hàng trên biển.
Ngoài ra, các tàu bê tông cũng thường bị mắc cạn nhiều hơn các tàu thông thường, có thể là độ mớm nước sâu hơn (khoảng cách giữa mực nước và đáy của thân tàu) do có thân tàu bê tông dày hơn tàu vỏ thép thông thường. Trọng lượng nặng hơn cũng khiến các con tàu này cần các động cơ khỏe hơn, làm tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ và chi phí vận hành.
Các con tàu bê tông được dùng trong Thế chiến thứ hai được đánh chìm làm đê chắn sóng tại thành phố Powell River
Chỉ có khoảng 12 con tàu trong số 24 con tàu bê tông được đóng trong Thế chiến thứ nhất và một vài chiếc thậm chí vẫn còn hoạt động thêm một thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc.
Tất cả 24 chiếc tàu bê tông được đặt hàng trong Thế chiến thứ Hai đều được đóng, nhưng ít nhất có 2 chiếc – SS Vitruvius và SS David O. Saylor – bị cố tình đánh chìm trong vài tháng sau đó để tạo thành chiếc đê chắn sóng Gooseberry cho cuộc đổ bộ lên Normandy.
Ảnh chụp tàu Palo Alto từ trên cao
Trở thành đê chắn sóng cũng là số phận chung của hầu hết các con tàu bê tông, cuối cùng dần dần xuống cấp bên bờ biển. Một trong những chiếc có số phận tốt hơn là SS Palo Alto, được cho cập bờ tại Công viên Tiểu bang Seacliff ở Santa Cruz, California sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc.
Tham khảo PopularMechanics