Kỳ lạ loài vi khuẩn “cạp không khí” để sống, chỉ có ở các hoang mạc và vùng đất băng giá trên thế giới

Thiên Long |

Thay vì ăn các chất hữu cơ khác để sinh trưởng và phát triển, các loài vi khuẩn trong đất này chỉ có một lựa chọn duy nhất là ăn không khí để tồn tại.

Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales, Úc (UNSW) đã phát hiện ra một loại vi khuẩn ở Nam Cực có thể tồn tại nhờ không khí.

Kỳ lạ loài vi khuẩn “cạp không khí” để sống, chỉ có ở các hoang mạc và vùng đất băng giá trên thế giới - Ảnh 1.

Giờ đây nhóm nghiên cứu đó lại phá hiện ra rằng, khả năng độc lạ này của vi khuẩn không chỉ tồn tại giới hạn ở Nam Cực mà còn xuất hiện ở những hoang mạc lạnh giá nhất thế giới.

Mọi sinh vật đều cần lấy năng lượng để duy trì sự sống. Đối với động vật là thức ăn, dù là thực vật hay thịt,…Đối với thực vật, năng lượng của chúng đến từ ánh sáng Mặt Trời. Còn đối với vi khuẩn, đó là sự kết hợp của nhiều thứ, hoặc có thể thông qua các hợp chất vô cơ trong đất.

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đến từ UNSW đã phát hiện ra vi khuẩn ở Nam Cực có khả năng thu năng lượng từ không khí.

Trong trường hợp đất ít dinh dưỡng, loài vi khuẩn này sẽ hút H2, CO2, và CO trong không khí để phát triển trong môi trường có rất ít sự sống tồn tại. Hiện tượng này được gọi là quá trình tổng hợp hóa học trong khí quyển.

Và trong một nghiên cứu mới nhất, nhóm đã phát hiện ra rằng khả năng này có thể không chỉ giới hạn ở Nam Cực. Họ phát hiện thấy, loại vi khuẩn này có thể tồn tại ở trong đất ở các môi trường tương tự ở Bắc Cực hay cao nguyên Tây Tạng.

Cụ thể nhóm nghiên cứu đã thu thập 122 mẫu đất từ 14 địa điểm ở 3 vùng đất này, sau đó chiết xuất và giải trình tự ADN từ chúng. Họ phát hiện thấy, hai gen mà họ tìm thấy trên vi khuẩn hồi năm 2017 đều xuất hiện trong cả 122 mẫu nhưng số lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ chất dinh dưỡng ở mỗi nơi.

Angelique Ray, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Thông qua các thông số môi trường trong đất, đó là cách chúng tôi biết có carbon thấp, độ ẩm thấp và các yếu tố khác. Vì vậy chúng tôi đã so sánh các gen trong quá trình cố định carbon với các vị trí khác nhau và nhận thấy những vị trí khô hơn và ít chất dinh dưỡng hơn thường có lượng carbon và nitơ lớn. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho vi khuẩn".

Kỳ lạ loài vi khuẩn “cạp không khí” để sống, chỉ có ở các hoang mạc và vùng đất băng giá trên thế giới - Ảnh 3.

Nhóm nghiên cứu tin rằng nghiên cứu này có ý nghĩa rộng lớn hơn ngoài vi khuẩn. Nó có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về lượng carbon dự trữ của hành tinh và hé lộ bể chứa carbon mà chúng ta chưa từng biết đến.

Nó thậm chí còn nhắc chúng ta rằng, sự sống ngoài hành tinh có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt hơn chúng ta tưởng.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học đang lên kế hoạch xác định các vi khuẩn có thể sống nhờ quá trình tổng hợp hóa học trong khí quyển hay không.

Belinda Ferrari, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Là một phần trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi hướng tới việc phân lập một trong những vi khuẩn mới này trong phòng thí nghiệm. Nhưng điều này rất khó vì vi khuẩn quen sinh trưởng trong môi trường tự nhiên của chúng. Hy vọng rằng chúng ta có thể hiểu đầy đủ các điều kiện mà những vi khuẩn này cần để sống và phát triển nhờ không khí".

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Frontiers mới đây.

Tham khảo Nnewatlas

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại