Khi Katsunori và Kaori Osaka chào đón đứa con đầu lòng, cặp vợ chồng trẻ ấy đang sống trong một căn hộ chật chội ở Nagoya, một thành phố có hơn 2 triệu người ở miền trung Nhật Bản.
Cũng giống như rất nhiều cặp vợ chồng trẻ khác, họ đã cố gắng nuôi dưỡng, chăm sóc con để con có một cuộc sống tốt đẹp nhất nhưng, ở nơi đô thành xa hoa tấp nập, đất thì chật mà người thì đông, những khu chung cư cứ mọc lên nhan nhản nhưng chi phí quá đắt đỏ với rất ít dịch vụ chăm sóc cho trẻ em.
Vậy là cuối cùng họ lựa chọn từ bỏ.
Katsunori nói: "Khi mọi người ở độ tuổi 20 và 30, họ thực sự không đủ khả năng để có thể mua một căn nhà rộng lớn, khang trang trong thành phố. Chúng tôi muốn có nhiều con hơn nhưng lại không thể nuôi con trong điều kiện thiếu thốn".
14 năm sau, cặp vợ chồng chuyển đến thị trấn Nagi, nơi Katsunori từng lớn lên. Thị trấn nông nghiệp ở phía tây Nhật Bản này đã trở thành một câu chuyện thành công trong nỗ lực tăng tỷ lệ sinh ở Nhật Bản.
Khung cảnh đẹp tựa thiên đường ở thị trấn Nagi xinh đẹp.
Với dân số khoảng 6.000 người, Nagi là một "thế giới" khác xa chốn đô thành Nagoya chật trội và đông đúc, đây chính là một môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ em.
Điều đáng nói là, chính quyền thị trấn cũng khuyến khích người dân càng đẻ nhiều càng tốt, cứ đẻ là được thưởng tiền!
Nếu sinh đứa con đầu lòng, mỗi gia đình sẽ nhận được 100.000 yên (21 triệu đồng), càng sinh nhiều càng được nhiều tiền. Đứa thứ hai là 150.000 yên (31,5 triệu đồng). Đến đứa trẻ thứ 5 của gia đình, con số này là 400.000 yên (84 triệu đồng).
Ngoài số tiền "thưởng" cho các cặp vợ chồng sau mỗi lần sinh con, họ còn được hỗ trợ tiêm chủng miễn phí, trợ cấp nhà ở, trường học và giảm chi phí trông trẻ.
Chính sách này đã được thực hiện 14 năm nay, kể từ năm 2004. Ngoài số tiền "thưởng" cho các cặp vợ chồng sau mỗi lần sinh con, họ còn được hỗ trợ tiêm chủng miễn phí, trợ cấp nhà ở, trường học và giảm chi phí trông trẻ.
Nhờ chính sách hỗ trợ các gia đình ấy mà, trong khu phố nhà Katsunori sống, mỗi cặp vợ chồng đều có tới 3 đứa con, hoặc thậm chí nhiều hơn. Điều này khiến thị trấn nhỏ ấy trở nên khác biệt và đi ngược lại với phần lớn các vùng miền khác ở Nhật Bản.
Từ năm 2005 đến 2014, tỉ lệ sinh của thị trấn - dựa trên số trẻ em trung bình mà một phụ nữ có trong đời - tăng gấp đôi từ 1,4 lên 2,8.
Những đứa trẻ ở Nagi.
Ẩn mình giữa những ngọn đồi đầy cây xanh thoáng mát, thị trấn Nagi nổi tiếng với thịt bò wagyu và tự hào có hẳn một trung tâm sản xuất nhỏ, 19 công ty có nhà máy.
Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn khá yên bình theo nếp sống truyền thống, hầu hết các cặp vợ chồng kết hôn vào khoảng đầu những năm 20 tuổi và bắt đầu có con ngay sau đó.
Dù bố mẹ sinh nhiều con nhưng các em bé ở Nagi vẫn được chăm sóc, phát triển trong môi trường tốt nhất.
Những người phụ nữ ở Nagi đều hiểu rằng họ không có cơ hội để phát triển sự nghiệp cao hơn nữa nhưng họ lại có thể cân bằng giữa công việc và gia đình. Khoảng 70% chị em phụ nữ tại Nagi sau khi sinh con vẫn tiếp tục đi làm, nhưng thường là công việc nhẹ nhàng như nhân viên văn phòng hoặc giáo viên.
Ở, một số gia đình Nagi cả 3-4 thế hệ vẫn sống chung dưới một mái nhà, hoặc ít nhất là trong cùng một khu phố, ông bà có thể chăm sóc cháu khi cha mẹ chúng làm việc.
(Nguồn: CNN)