Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?

Bích Câu |

Có thể cách đặt tên của Bkav chỉ là ngẫu nhiên, nhưng điều đó không thể ngăn người dùng ngừng nghĩ đến việc nó nghe khá giống các sản phẩm nổi tiếng trên thị trường?

Bkav GPT: Trợ lý ảo tương tự ChatGPT

Cách đây ít ngày, Bkav GPT – công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ Bkav - thông báo vừa phát triển thành công Trợ lý số thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh, Generative AI). AI tạo sinh cũng là công nghệ được OpenAI sử dụng để phát triển nên trợ lý ảo ChatGPT.

“Trợ lý số có thể giao tiếp tự nhiên bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Người dùng có thể hỏi trợ lý số mọi vấn đề. Trợ lý số sẽ ngay lập tức đưa ra đáp án một cách nhanh chóng, chính xác nhất, thậm chí còn nhanh chóng và chính xác hơn khi hỏi trợ lý lâu năm”, thông cáo báo chí của công ty cho biết.

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 1.

Ảnh: Bkav

Chủ tịch tập đoàn Bkav Nguyễn Tử Quảng trước đó cũng đã thường xuyên chia sẻ những nhận định về sản phẩm ChatGPT và công nghệ trí tuệ nhân tạo trên trang mạng xã hội cá nhân.

Thậm chí, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, ông Quảng tự tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên số một thế giới về trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào thực tiễn. "Nếu Việt Nam nắm được cơ hội, thì hoàn toàn có khả năng vươn lên số 1 thế giới, chẳng hạn về AI ứng dụng", CEO Bkav chia sẻ.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Dân trí, những tuyên bố có phần tự tin của Bkav về chatbot AI mới được ra mắt đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.

Sao có chuyện binh sĩ Ukraine 'không tay chân' tái đấu với Nga?Sao có chuyện binh sĩ Ukraine "không tay chân" tái đấu với Nga?

Valera Kucherenko quay trở lại bằng thứ "vũ khí" mới.

Theo tờ báo này, nhiều người cho rằng Bkav đã có phần quá tự tin khi quảng bá sản phẩm của mình, trong khi các chatbot AI khác như ChatGPT của Open AI hay Gemini của Google… đều được người dùng đánh giá cao và khẳng định được vị trí của mình. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dùng mạng xã hội đã lên tiếng ủng hộ công cụ do Việt Nam phát triển, đồng thời bày tỏ sự háo hức có thể sớm được trải nghiệm.

Ngay khi thông tin về BkavGPT xuất hiện, cái tên gắn với chữ “GPT” cũng khiến người ta dễ liên tưởng tới ChatGPT - ứng dụng AI gây “sốt” trong suốt thời gian qua. Có thể, do BkavGPT cũng dựa trên mô hình GPT (Generative Pre-training Transformer) - vốn là công nghệ được OpenAI sử dụng để phát triển trợ lý ảo ChatGPT - nên việc lựa chọn tên như thế được coi là điều bình thường và dễ hiểu.

Tuy nhiên, việc để tên sản phẩm trùng một phần nào đó với sản phẩm nổi tiếng khác có thể chưa phải cách làm tối ưu, khi nhiều sản phẩm chatbot AI trên thị trường thường dùng các tên riêng dễ nhận biết hơn.

Bphone: "Ăn đứt Iphone"

Đây cũng không phải lần đầu tiên sản phẩm của BKAV có cách đặt tên khiến người dùng cảm thấy như "nghe ở đâu đó".

Trước đó, vào năm 2015, Bphone chính thức ra mắt sau quá trình 6 năm đầu tư, nghiên cứu. Việc đặt tên cho chiếc điện thoại "made in Việt Nam" đầu tiên là Bphone cũng từng khiến không ít người cảm thấy tò mò, vì nghe khá giống iPhone.

Cái tên Bphone được nhiều người đồn đoán là viết tắt của Bkav Phone, BigPhone, thậm chí có người hài hước ví von là "Bombphone".

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Bkav. Ảnh: Bkav

Khi Bphone được trình làng ở Hà Nội, được ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav liên tục nhắc những thông điệp: "nhất thế giới", "hàng đầu thế giới", "thật tuyệt vời", "không thể tin được", "ăn đứt iPhone...

Tuy nhiên sau sự kiện ra mắt sản phẩm, phản ứng của dư luận trái ngược với kỳ vọng của BKAV khi cho rằng doanh nghiệp đang quảng cáo thái quá, thậm chí những phát ngôn của ông Nguyễn Tử Quảng thời điểm đó bị “ném đá” dữ dội.

Vì sao 'miệng lúc nào cũng kêu đắt' nhưng ai cũng sẵn sàng bỏ ra hơn 20 triệu để mua điện thoại?Vì sao "miệng lúc nào cũng kêu đắt" nhưng ai cũng sẵn sàng bỏ ra hơn 20 triệu để mua điện thoại?

Khác với suy nghĩ cho rằng số đông sẽ chọn mua điện thoại giá rẻ, một cuộc thăm dò cho thấy phần lớn đều sẵn sàng chi hơn 20 triệu đồng trở lên để mua smartphone cao cấp.

Thời gian sau, CEO BKAV vẫn quyết tâm tiếp tục ra mắt các mẫu mới của Bphone nhằm thay đổi cách nhìn của dư luận. Thậm chí, ông Quảng còn kỳ vọng Bphone có thể lọt top 2 thị phần trong năm 2023.

Thế nhưng, thực tế lại là chuyện khác, cho đến nay, hãng điện thoại của Nguyễn Tử Quang vẫn không thể tạo được dấu ấn trên bản đồ thị phần smartphone Việt Nam.

BKAV đưa ra thống kê rằng, hơn 12.000 máy Bphone 1 đã được "đặt cọc" sau khi được giới thiệu. Thế nhưng trái ngược với các tuyên bố từ vị CEO, Bphone liên tục bị khách hàng phàn nàn về tốc độ giao hàng chậm và chất lượng sản phẩm. Nhiều người dùng nhận xét chiếc điện thoại này nhiều lỗi như đơ màn hình, lỗi hệ điều hành, phồng pin,...

Thậm chí, đã nhiều năm kể từ khi mẫu điện thoại cuối cùng của Bphone được giới thiệu, BKAV vẫn chưa có động thái ra mắt thế hệ Bphone mới.

Tới đầu năm 2024, những chiếc điện thoại mang thương hiệu Bphone không còn xuất hiện trong các chuỗi bán lẻ thiết bị công nghệ và gần như không còn ở các cửa hàng mua bán điện thoại.

Tai nghe không dây đầu tiên: Giống AirPods nhưng mang tên AirB

Ngày 5/12/2021, Tập đoàn công nghệ Bkav chính thức ra mắt và mở bán AirB, bao gồm AirB và AirB Pro. Đây là dòng tai nghe true wireless cao cấp đầu tiên do Việt Nam thiết kế và sản xuất với đầy đủ các tính năng flagship như chống ồn chủ động ANC Hybrid, nghe xuyên âm, chống nước, chống nhiễu cuộc gọi…

Trên Vneconomy, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav cho biết: "Bkav luôn khao khát mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm cao cấp nhưng với mức giá hợp lý". Ngoài chất âm tương đương với sản phẩm cao cấp khác, AirB chứa tới gần 100 linh kiện và trải nghiệm “đeo cả ngày không đau tai". AirB là sản phẩm phức tạp nhất mà Bkav từng chế tạo.

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 5.

Bài đăng của CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng.

Ngay sau khi hình ảnh về AirB xuất hiện, điều ấn tượng đầu tiên đối với người xem chính là sự giống nhau trong thiết kế giữa AirB và AirPods Pro của Apple. Phần chuôi của AirB có chiều dài tương tự như AirPods Pro, và hộp sạc cũng có thiết kế to ngang giống hộp sạc của mẫu tai nghe tới từ “Táo Khuyết”.

Và một lần nữa, cái tên AirB không thể khiến người khác ngừng suy nghĩ về việc phải chăng nó được truyền cảm hứng từ AirPods?

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 6.

AirB có thiết kế giống AirPods . Ảnh: Genk

Tuy nhiên, trong một buổi giao lưu trực tuyến, khi được hỏi về cảm nghĩ khi nhiều người nói rằng AirB có thiết kế giống AirPods, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng nói đây là một việc "không có gì phải xấu hổ" trong kinh doanh thương mại và là một cách để marketing.

"Đúng, nó nhìn rất giống. Đó là một trong những cách thức về marketing trên thị trường. Các hãng hoàn toàn có thể làm hơi giống với hãng khác, nhưng vẫn có sự khác biệt. Khi các bạn cầm trên tay, các bạn sẽ thấy.", vị CEO cho biết.

Có ai nhớ chiếc điện thoại có kiểu dáng độc đáo nhất lịch sử này không: Sao ngày nay không ai làm nữa?Có ai nhớ chiếc điện thoại có kiểu dáng độc đáo nhất lịch sử này không: Sao ngày nay không ai làm nữa?

Trước đây, các nhà sản xuất thi nhau ra mắt những mẫu điện thoại có ngoại hình độc đáo. Nhưng ngày nay, không hiểu vì sao điện thoại chẳng đặc biệt như trước mà mẫu nào cũng giống nhau.

Cũng giống như sản phẩm trước đó là Bphone, không lâu sau khi nhận được AirB, một số kênh Youtube công nghệ đã đăng tải các video đánh giá về chiếc tai nghe này tuy nhiên, trái ngược với hứa hẹn, các reviewer này đều cho rằng AirB không có gì nổi bật so với những loại tai nghe khác có mặt trên thị trường, đặc biệt là về chất lượng âm thanh.

Đáp lại những nhận xét này, CEO Bkav đã bày tỏ thẳng thắn trên trang cá nhân của mình. Ông cho rằng các reviewer "không đủ trình độ chuyên môn", đánh giá sản phẩm "theo những gì nhà sản xuất đưa cho họ". CEO Bkav cũng tuyên bố dừng hợp tác với các reviewer này.

"Vận hạn" của AirB không dừng lại ở đó, vì sau khi trải nghiệm thực tế, không ít người dùng cũng đã chia sẻ những trải nghiệm không mấy hài lòng với tai nghe AirB và AirB Pro phiên bản thương mại.

Cụ thể, nhiều người dùng cho biết tai nghe AirB của họ vẫn gặp phải tình trạng thiết kế case sạc "kém tinh xảo" như nhiều chi tiết nhựa thừa, các khớp nối bị hở, case sạc bị xước dăm. Điều này khác xa so với những gì được Bkav đề cập về tai nghe AirB: "thiết kế cao cấp, hoàn thiện tinh xảo".

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 8.

Nhiều chi tiết nhựa thừa lem nhem ở khu vực khớp nối bản lề (Nguồn: Người dùng hội nhóm Vật Vờ Studio)

Bên cạnh đó, không ít người dùng gặp phải lỗi không thể ghép nối tai nghe AirB và AirB Pro với smartphone. Khi bật Bluetooth và cố gắng ghép nối, thông báo lỗi "Ghép nối bị AirB Pro từ chối" xuất hiện.

Cho đến nay, cũng giống như Bphone, tai nghe của AirB gần như chìm vào quên lãng.

Kỳ lạ cách đặt tên của BKAV: Từ Bphone, AirB đến Bkav GPT, sao nghe cứ "na ná" các sản phẩm nổi tiếng?- Ảnh 9.

Ảnh: Pháp luật và bạn đọc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại