Trong nhật thực toàn phần, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất thẳng hàng, cho phép Mặt trăng chặn tia sáng Mặt trời chiếu tới một phần của Trái đất. Trong trường hợp này, vùng đất đó là Nam Cực: vùng đất của sông băng và chim cánh cụt.
Nhật thực toàn phần được nhìn thấy tại Nam Cực.
Các nhiếp ảnh gia trên hai tàu chở khách của Lindblad Expeditions, National Geographic Resolution và National Geographic Endurance ở Nam Cực đã ghi lại được những khoảnh khắc hiếm hoi đó, dù nó chỉ diễn ra trong 1 phút 54 giây.
Nhật thực toàn phần tiếp theo xảy ra sau 18 tháng nữa, vào ngày 20/4 năm 2023 và sẽ diễn ra ở các nước Đông Nam Á và Úc, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người hơn được xem hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Mặt trời hình lưỡi liềm
Mặt trời nhô lên ở đường chân trời trông như chiếc lưỡi liềm |
Mặt trời trông giống như chiếc lưỡi liềm khi hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 4/12. Những nơi tốt nhất để xem hiện tượng nhật thực toàn phần lần này là Nam Cực và các vùng nước xung quanh nó, cũng như các vùng của Úc, New Zealand, Argentina và Nam Phi.
Nhà khí tượng học Jay Anderson cho biết trong một đoạn video do Lindblad Expeditions sản xuất: “Vào lần nhật thực này, Mặt trời nhô lên trên đường chân trời và bạn sẽ thấy đó là một Mặt trời lưỡi liềm."
Chiếc nhẫn kim cương
Lúc này Mặt trời trông như chiếc nhẫn kim cương. |
Hiệu ứng chiếc nhẫn kim cương xuất hiện khi bóng của Mặt trăng tiếp tục đi qua Mặt trời tại Nam Cực vào ngày 4/12. Bóng của Mặt trăng cắt ngang phía trước Mặt trời. Lúc này, bạn có thể nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không lo bị hỏng mắt. Lớp hào quang siêu nóng của Mặt trời có thể nhìn thấy xung quanh nhật thực.
Cả đàn chim cánh cụt hàng ngàn con ở Nam Cực đã được xem nhật thực toàn phần.