Kỳ án thế kỉ: "Ma cà rồng xứ Hanover" và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen

Duy Vu |

Đầu thế kỉ 20, cư dân vùng Hanover, Đức, được một phen hoảng loạn sau những vụ mất tích bí ẩn của các chàng trai trẻ gần ga tàu, mà chính Fritz Haarman - hay "Ma cà rồng xứ Hanover" là kẻ thủ ác.

Vào thời điểm năm 1918 của thế kỉ trước, hàng loạt các chàng trai trẻ tại thành phố Hanover, Đức, đột nhiên biến mất đầy bí ẩn.

Chủ yếu nạn nhân là những thanh niên sống lang bạt, những người tị nạn hay những gã trai bán dâm sống gần ga tàu trung tâm Hanover.

Điều này hoàn toàn trùng khớp với sự xuất hiện của tên mật thám Fritz Haarmann trên hè phố nơi đây. 

Làm việc như một nguồn tin chỉ điểm của cảnh sát địa phương, Haarmann thường xuyên lợi dụng địa vị của mình để dụ dỗ các nạn nhân về nhà, lấy lí do là để xử lí vấn đề giả mạo giấy tờ.

Một khi "con mồi" đã sập bẫy, hắn ta bèn giết hại họ vô cùng dã man và chặt nhỏ xác ném xuống dòng sông Leine để phi tang. Và chính năm 1918 đó là khởi đầu cho chuỗi tội ác kéo dài 6 năm của tên ác nhân còn được gọi là "Đồ tể xứ Hanover" này.

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 1.

Chân dung Fritz Haarmann.

Gã trai đồng tính với tuổi thơ không mấy tươi đẹp…

Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1879, tại thành phố Hanover, Đức, Friedrich Heinrich Karl "Fritz" Haarmann là em út trong gia đình 6 đứa con của cặp vợ chồng Johanna và Ollie Haarmann.

Từ thuở nhỏ, Fritz đã tỏ ra vô cùng khép kín và còn có phần ẻo lả. Hắn ta chẳng chơi với ai khác ngoài các chị em trong gia đình, chẳng bao giờ thèm động đến một môn thể thao nào, thay vào đó chỉ thích chơi búp bê với các bà chị.

Ngoài ra, Fritz còn có sở thích đan lát và nấu ăn học được từ bà mẹ - người được cho là đã "làm hư" đứa con trai của mình.

Được biết, cha của Haarmann đã cưới vợ hơn mình 7 tuổi (bà Johanna) nhằm mục đích chính là để đào mỏ.

Điều này đã khiến cuộc hôn nhân của họ đi vào bế tắc. Ông Ollie là một người vô cùng bảo thủ, nóng tính, và thường xuyên đi ngoại tình, thậm chí còn dính phải giang mai sau một vài năm từ khi lấy vợ.

Tuy chả bao giờ dành thời gian ở nhà với các con của mình, song ông Ollie vẫn sống cùng vợ tới khi mẹ của Fritz qua đời vào tháng 4 năm 1901.

Năm 1886, Haarmann đi học tại trường tiểu học địa phương. Được đánh giá là một đứa trẻ ngớ ngẩn, hay mơ mộng, cậu bé Fritz nhiều lần giữ vị trí "đội sổ" trong lớp, thậm chí còn phải học lại mất một năm.

Vào thời điểm Fritz lên 8, gã đã bị lạm dụng tình dục bởi một trong số các giáo viên của mình, tuy hắn chưa bao giờ kể chi tiết về chuyện đó.

…và một cuộc đời vào tù ra tội

Tua nhanh đến thời điểm Haarmann lột xác, trở thành một thiếu niên có thể lực vượt trội.

Năm 1895, hắn ghi danh vào một học viện quân sự tại thị trấn Breisach và thực hiện tốt việc rèn luyện của mình trước khi bị đuổi vì mắc chứng "rối loạn thần kinh lo âu" chỉ 5 tháng sau đó. Haarmann nhanh chóng trở về quê nhà để làm việc tại nhà máy sản xuất xì gà của cha mình, được thành lập từ năm 1888.

Ở tuổi 16, tên này đã bị cáo buộc tội lạm dục tình dục nhiều cậu bé nhỏ tuổi, để rồi phải ngồi tù nhiều năm, bị quản thúc ở các viện tâm thần khác nhau và được đánh giá là "suy đồi đạo đức", "loạn trí kinh niên".

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 2.

Ở tuổi 16, Fritz đã bị cáo buộc tội lạm dục tình dục nhiều cậu bé nhỏ tuổi, để rồi phải ngồi tù nhiều năm, bị quản thúc ở các viện tâm thần khác nhau và được đánh giá là "suy đồi đạo đức", "loạn trí kinh niên".

Trốn thoát khỏi viện tâm thần năm 1897, y chạy tới Thụy Sĩ nhờ sự giúp đỡ của người mẹ rồi lại trở lại thành phố Hanover.

Tại đây, hắn đã phải đi lính trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I vào năm 1900, khi trở về thì hành nghề bán cá chăm chỉ một thời gian, rồi lại vướng phải vòng lao lý về tội trộm cắp, lừa đảo, ăn cắp bia mộ, đào mộ ăn cắp đồ chôn theo người chết.

Khi bị phát hiện, Fritz lại một lần nữa phải ngồi tù từ năm 1905 đến năm 1913.

Tới tháng 4/2018, khi được ra tù, Haarmann đột nhiên xin được một chân làm tình báo viên cho sở cảnh sát Hanover, giả vờ thu mua và tàng trữ tài sản ăn cắp nhưng thực chất là để dụ bọn tội phạm lọt lưới cảnh sát.

Vì làm được việc, Haarmann đã được tín nhiệm cho đi tuần ở ga tàu Hanover. Đây cũng là khởi nguồn cho những cơn cuồng sát của hắn sau này.

Nạn nhân đầu tiên và cú "cắn yêu" gây chết người của "ma cà rồng xứ Hanover"

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 3.

Ga tàu Hanover vào đầu thập niên 20 của thế kỉ trước.

Nạn nhân đầu tiên của Haarmann là Friedel Rothe, một thiếu niên 17 tuổi bỏ nhà ra đi vào năm 1918.

Khi Rothe biến mất vào ngày 27 tháng 9 năm 1918, bạn bè của anh ta đã nói với cảnh sát rằng Rothe được nhìn thấy lần cuối đang ở cùng với một người lạ có tên là Haarmann, sống tại chung cư số 27 đường Cellerstraße.

Dưới áp lực từ gia đình Rothe, cảnh sát đã đột kích căn hộ của Haarmann vào tháng 10 năm 1918, nơi họ tìm thấy người báo tin của họ đang trong tình trạng lõa lồ cùng với một cậu bé bán khỏa thân mới 13 tuổi.

Kết cục, Haarmann bị kết án 9 tháng tù giam vì lạm dụng tình dục trẻ dưới vị thành niên, nhưng khi ra tù vẫn được cảnh sát tin tưởng cho làm công việc tình báo cũ ở ga tàu.

Trong những năm sau đó, Haarmann đã thực hiện vô số các vụ án mạng khác nhau. Theo tên này, hầu hết các vụ giết người đều được thực hiện nhanh gọn theo cùng một cách.

Haarmann khai nhận y bị thôi thúc phải cắn vào yết hầu của nạn nhân khi đang cưỡng bức họ. Hắn ví hành động này như một cú "cắn yêu", nhưng đôi khi những cú cắn của Haarmann "nhẹ" tới mức làm xuyên thủng cả khí quản của nạn nhân.

Thêm vào đó, các nạn nhân cũng bị cắn yết hầu và bóp cổ cùng một lúc. Điều này đã làm nên thương hiệu của gã sát nhân với biệt danh "ma cà rồng xứ Hanover".

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 4.

Haarmann ví hành động này như một cú "cắn yêu", nhưng đôi khi những cú cắn của Haarmann "nhẹ" tới mức làm xuyên thủng cả khí quản của nạn nhân.

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 5.

Dòng sông Leine nơi Haarmann thủ tiêu những cái xác.

Khi nạn nhân tử vong, hắn sẽ chặt khúc thi thể họ và phi tang xuống sông Leine. Sau đó, Haarmann gom vật dụng của nạn nhân rồi bán chúng cho người khác, hoặc gửi tặng những món này cho Hans Grans - người yêu đồng tính và có thể cũng là kẻ đồng phạm của hắn.

Haarmann cũng thú nhận hành động chặt xác nạn nhân là ghê tởm nhưng cơn thôi thúc giết người trong hắn còn "mạnh hơn nỗi kinh hãi khi cắt và băm xác nạn nhân".

Có những lời đồn đại ghê sợ hơn, nói rằng Haarmann ăn thịt một số nạn nhân hoặc lấy thịt của họ đem bán cho người khác. Tuy nhiên, Haarmann đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc ăn và bán thịt người này.

Dấu chấm hết cho cơn cuồng sát của "Đồ tể xứ Hanover"

Sau 6 năm lộng hành, cuối cùng Fritz Haarmann cũng đã bị tóm gọn.

Vào năm 1920, cảnh sát đã tìm thấy nhiều sọ và xương người quanh khu sông Leine. Những phát hiện này, kết hợp với những vụ mất tích bí ẩn của nhiều thiếu niên ở Hanover năm 1923, đã khiến cảnh sát vô cùng hoài nghi, nên họ quyết định sẽ nạo vét cả con sông.

Các sĩ quan phát hiện tổng cộng hơn 500 mẩu xương và các bộ phận cơ thể của ít nhất 22 người ở nơi này.

Thêm nữa, hơn một phần ba số xương người được cho là thuộc về những nam thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 tới 20.

Nhiều mẩu xương có dấu hiệu cho thấy chúng đã bị chặt đứt. Cảnh sát ngay tức khắc tìm thấy mối liên kết giữa Haarman với vụ việc lần này dựa vào những cáo trạng hồi trước của y. Họ liền cử 2 mật thám tới thăm dò tình hình quanh khu vực ga Hanover.

Vào một ngày nọ, họ bắt gặp Haarmann đang tranh cãi với một chàng trai trẻ khác. Sau đó, Haarman đã đưa thiếu niên này tới đồn cảnh sát và đề nghị bắt giữ người này khẩn cấp vì tội làm giấy tờ giả.

Mọi việc trở nên lộ tẩy sau khi chàng trai 15 tuổi Karl Fromm nói với cảnh sát rằng cậu đã ở cùng tên Haarman suốt 4 ngày qua, và liên tục bị người này cưỡng hiếp và đe dọa tính mạng. Các sĩ quan đã ngay lập tức bắt giữ Fritz và lục soát nhà của hắn ta.

Khi khám nghiệm căn hộ của Fritz, cảnh sát phát hiện những vết máu dày đặc chạy dọc theo lối cầu thang và trong phòng ngủ. Ngoài ra, cảnh sát cũng tìm thấy món đồ của các nạn nhân đã mất tích tại nơi này

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 6.

Khi khám nghiệm căn hộ của Fritz, cảnh sát phát hiện những vết máu dày đặc chạy dọc theo lối cầu thang và trong phòng ngủ. Ngoài ra, cảnh sát cũng tìm thấy ở đây các món đồ của những nạn nhân đã mất tích tại thành phố Hanover.

Ban đầu, Haarmann đã một mực chối tội, nhưng rồi vẫn phải thú nhận việc làm ác nhân của mình trong suốt 6 năm qua.

Khi bị bắt giữ vào năm 1924, hắn đã bị cáo buộc sát hại ít nhất 24 thanh thiếu niên tuổi từ 10 đến 22, với phần lớn là trẻ vị thành niên.

Haarmann nói rằng hắn không nhớ rõ số nạn nhân mà mình đã kết liễu, nhưng số người chết dưới tay y được cho là từ 30 đến 70 người.

Sau khi bị kết tội, Haarmann bị tuyên án tử hình bằng máy chém vào ngày 15/4/1925. Trong lời trăn trối cuối cùng của hắn ta trước khi bị xử tử, Haarmann đã nói rằng: "Tôi có ăn năn về những việc mình làm, nhưng không hề cảm thấy sợ cái chết.

Xin hãy giải thoát tôi khỏi cuộc sống đày đọa này."

Đầu của sát nhân "ma cà rồng" đã được bảo quản trong lọ hóa chất để các nhà khoa học nghiên cứu bộ não của y. Hiện tại, nó vẫn đang được cất giữ tại trường Đại học Göttingen.

Kỳ án thế kỉ: Ma cà rồng xứ Hanover và chiếc đầu được lưu giữ tại trường Đại học Göttingen - Ảnh 7.

Hiện tại, đầu của tên sát nhân vẫn đang được cất giữ tại trường Đại học Göttingen

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại