Theo báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và Hiệp Hội Ung Thư Mỹ (ACS), thói quen tệ hại này đã tước đi gần 2% GDP thế giới với 40% thiệt hại đè nặng lên các quốc gia đang phát triển như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiêu thụ hơn 1/3 tổng số thuốc lá trên toàn cầu và đứng thứ sáu trong số các quốc gia có số người chết vì “khói thuốc” cao nhất.
Các chi phí có thể kể đến, bao gồm chi phí điều trị và nằm viện cùng chi phí gián tiếp liên quan đến những trường hợp thiếu hụt nguồn nhân lực do người lao động bị bệnh hoặc chết sớm. Hút thuốc lá là một gánh nặng kinh tế lớn đối với thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Năm 2012, có đến 12% (tương đương 2,1 triệu người) chết vì những căn bệnh gây ra bởi thuốc lá ở độ tuổi từ 30-69, trong đó tỷ lệ cao nhất xảy ra ở châu Âu và châu Mỹ.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, bản báo cáo trên không phản ánh hết chi phí của việc tiêu thụ thuốc lá vì còn chưa tính đến thiệt hại về sức khỏe và kinh tế đối với những người hút thuốc thụ động (chỉ những người phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại những nơi có người hút thuốc) hay các loại thuốc lá nhai (tương tự như ăn trầu cùng với thuốc lào).
Theo báo cáo, hút thuốc thụ động là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 6 triệu người mỗi năm.
Các kết quả đều cho thấy, tính cấp bách của việc tăng cường các biện pháp kiểm soát việc tiêu thụ thuốc lá để kiếm chế chi phí gia tăng.
Theo nhóm tác giả, báo cáo được thực hiện trên 152 quốc gia, đại diện cho 97% những người hút thuốc tại các châu Phi, châu Mỹ, phía Đông khu vực Địa Trung Hải, châu Âu, Đông Nam Á và phía Tây khu vực Thái Bình Dương và là bản báo cáo đầu tiên có bao gồm cả các nước có mức thu nhập thấp và trung bình, với một ước tính chính xác hơn về thiệt hại toàn cầu của nạn hút thuốc lá.
Phần lớn những nghiên cứu trước đó đều chỉ tập trung vào các quốc gia giàu có.