Kinh nghiệm tiêu tiền của ''người đầu tiên làm giàu từ chứng khoán của Thượng Hải'': Hạnh phúc và thoải mái chính là nguyên tắc tiêu tiền!

Lưu Ly |

Dương Hoài Định sinh năm 1950. Mọi người thường gọi ông là “Dương Triệu”, “Cổ đông lớn nhất của Trung Quốc” và ông tự xưng mình là “Đội trưởng Liên hiệp Bán lẻ”. Ông nguyên là công nhân của Nhà máy Ferroalloys Thượng Hải, hiện là cổ đông chính thức của Nhà máy này.

Người đàn ông Thượng Hải giàu có này rất nổi tiếng, nổi tiếng đến nỗi mọi người không gọi ông bằng tên họ thật, mà họ gọi ông bằng một “đơn vị tiền tệ” để thể hiện sự giàu có đó: Dương Triệu.

Dương Triệu họ thật là Dương, tên thật là Hoài Định. Lý do ông có thể nổi danh với danh hiệu "cổ đông đầu tiên của sàn chứng khoán Thượng Hải" có thể gói gọn trong từ “sớm”.

Hơn 30 năm “lăn lộn” trên sàn chứng khoán, Dương Triệu tạo ra không ít danh hiệu “Đầu tiên”: Người đầu tiên tham gia các cuộc giao dịch tín phiếu kho bạc có quy mô lớn từ xa; Người đầu tiên chủ động đến Cục thuế hỏi về Chính sách thuế cho người chơi chứng khoán Trung Quốc; Người đầu tiên khởi kiện một công ty chứng khoán; Nhà đầu tư cá nhân đầu tiên được thuê làm Giáo sư Đại học… Và ông cũng là người nếm trải bao đắng cay mặn ngọt cũng như sự thăng trầm của thế hệ nhà đầu tư đầu tiên sau khi Trung Quốc mở cửa và cải cách.

Dù có khối tài sản riêng sớm, nhưng trong suốt bao năm chưa bao giờ ông bị phá sản. Những người bắt đầu làm giàu cùng thời điểm với ông, có người thành công, nhưng bên cạnh đó cũng có người bị đào thải, có người rút khỏi cuộc chơi, có người biến mất bặt vô âm tính. Duy chỉ có Dương Triệu vẫn hiên ngang chiến đấu trên thị trường chứng khoán và tiền dắt đầy túi.

Đối với người giàu, đặc biệt là đối với những người giàu có xuất thân nghèo khó, người ta không chỉ quan tâm đến chuyện họ đổi đời bằng cách nào, mà còn quan tâm đến cách họ tiêu tiền hằng ngày.

Việc tiêu dùng của người giàu xem ra không có mối quan hệ trực tiếp nào với việc kiếm tiền của họ. Kinh nghiệm tiêu dùng của người giàu, thật chất là tấm gương phản chiếu một mặt khác của họ.

Thứ nhất, theo kinh nghiệm tiêu dùng của Dương Triệu, nên tiêu tiền cho những thứ thực tế

Nói cách khác, nên chú trọng chức năng của một món đồ quan trọng hơn là bề ngoài của nó. Điện thoại di động của ông ấy chỉ dùng loại bình thường. Dương Triệu nói: “Công dụng của điện thoại là để nghe gọi. Vì khi giàu rồi tôi không chú tâm đến vẻ ngoài nữa. Bạn thấy đó, đi ra ngoài tôi cũng không đeo vòng cổ hay nhẫn gì cả.”

Ngược lại, những người hoàn cảnh không khá giả lại khoác lên người bộ cánh lấp lánh, đeo đầy là vàng bạc.

Thứ hai, khi tiêu dùng phải xem xét, đánh giá kỹ

Mua những sản phẩm hữu dụng, đồng nghĩa với việc mua những sản phẩm làm giàu cho bản thân. Điều này không có nghĩa là bạn mua đi bán lại những món đồ đó. Nơi mà Dương Triệu sống là một căn nhà bình thường, chứ không phải là biệt thự hay căn hộ cao cấp. Ấy thế mà để giao dịch chứng khoán, ông ấy sẵn sàng mua tận mấy chiếc máy vi tính. Điều khiến mọi người kinh ngạc là khi còn làm việc trong nhà máy, ông ấy đặt mua đến tận 26 trang báo khác nhau, y như một nhà trí thức vậy.

Lý do khiến ông Dương đặt mua nhiều tờ báo rất đơn giản, đó là chính để “làm giàu”: “Thông thường, một gia đình không đặt nhiều loại báo như vậy. Tôi nôn nóng làm giàu. Tôi nghĩ, một ngày nào đó có thể học được một cách làm giàu được đăng trên báo cũng đủ rồi.”

Quả nhiên, mọi nỗ lực đã được đền đáp. Ngày nọ, khi đang nằm trên giường, ông đọc được mẩu tin: Ngày 21 tháng 4 năm 1988 bắt đầu mua bán trái phiếu kho bạc Nhà nước. Ông nhận ra cơ hội làm giàu đã đến rồi: “Tôi nghĩ, giá rau cải trên thị trường cả nước còn khác nhau cơ mà, vậy thì chắc chắn trái phiếu cũng sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Thế là hôm sau, tôi đã đi mua trái phiếu kho bạc.”

Trong lần mua bán trái phiếu đầu tiên, ông kiếm được hơn 800 tệ. Vào thời điểm đó, lương hưu của Dương Hoài Định cũng chỉ có 720 tệ mà thôi. Tiếp đó, ông bắt đầu giao dịch trái phiếu với những khu vực khác và kiếm được 6000 tệ trong 2 ngày. Trái phiếu kho bạc đã giúp Dương Triệu kiếm được hũ vàng đầu tiên của mình.

Kinh nghiệm tiêu tiền của người đầu tiên làm giàu từ chứng khoán của Thượng Hải: Hạnh phúc và thoải mái chính là nguyên tắc tiêu tiền! - Ảnh 3.

Thứ ba, phải chú ý đến phân khúc tiêu thụ

Giống như chơi cổ phiếu vậy, bạn phải mua vào bán ra theo phân khúc sản phẩm. Điển hình là chuyện ông Dương mua tivi, ông luôn mua loại rẻ nhất, nhưng luôn là mẫu mới nhất.

Trong khi những người bạn của ông lại mua loại TV tốt nhất, họ bỏ ra 20000 tệ chỉ để mua chiếc TV vỏn vẹn có 12 kênh, bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua, cho nên đến tận bây giờ họ vẫn không nỡ đổi mẫu mã mới.

Ngược lại, ông Dương lại chỉ mua một chiếc TV màu 29 inch hiệu ROWA chỉ có giá 1300 tệ. về căn bản 2 năm ông đổi 1 chiếc TV, tính đến năm 2003 ông đã đổi 9 chiếc, tổng số tiền ông tiêu tốn không quá 20000 tệ.

Thứ 4, cảm thấy hạnh phúc và thoải mái chính là nguyên tắc tiêu tiền, đừng để việc tiêu tiền khiến ta mệt mỏi

Trong số những người chơi cổ phiếu ở Thượng Hải, Dương Triệu là người mua xe hơi sớm nhất. Thế nhưng ông cũng sớm bán xe đi, và ông cũng không có ý định tiếp tục mua xe.

Dương Triệu cho rằng người xưa nói rất có lý: Lúc không có ngựa thì muốn ngựa, có ngựa rồi lại muốn có xe, có xe rồi lại muốn xây nhà, xây nhà xong thì lại sợ bị trộm đột nhập. Tiêu tiền như thế này giống như cuộc chạy đua, chứ không phải sự hưởng thụ.

Nói cho cùng, quan niệm cơ bản về tiêu dùng và lối sống của người giàu đã được vạch ra rõ ràng ngay trước khi họ trở nên giàu có, từ lâu họ đã có cách sống riêng của mình rồi.

Lúc mua hàng ở siêu thị, Lưu Vĩnh Hành đã mua 11 chiếc áo sơ mi chỉ với giá 400 tệ, ông nói thích mặc áo sơ mi vì chúng rộng rãi, thoải mái. Khi lên đài Trung ương chụp hình và lên trang tạp chí Forbes, ông cũng chọn mặc áo sơ mi.

Đều là người giàu có, nhưng loại trang phục mà Trần Diệc Phàm thích mặc, chưa chắc Lưu Vĩnh Hành đã thích. Trương Triều Dương thích leo núi Himalaya, Dương Triệu lại muốn leo Xa Sơn. Cho đến ngày hôm nay, Đới Chí Khang vẫn ăn ngon lành hộp cơm có giá 5 tệ. Nguyện vọng của Từ Căn Bảo là mỗi sáng có thể ăn cá trộn cơm, cá chim thì càng tốt.

Tất nhiên, sau khi trở nên giàu có thì số tiền tiêu, cách tiêu tiền của người đó sẽ thay đổi. Nhưng dù có thay đổi cỡ nào, thì những điều quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của người đó thì vẫn vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại