Kinh ngạc vùng trồng vải “cổ” nhất thế giới: Hơn 300 cây ít nhất 1.000 năm tuổi, đấu giá “quyền khai thác cây” thu về cả chục tỷ đồng

Tất Đạt |

Thành phố này đã kết hợp việc trồng trọt, khai thác, chế biến cây vải cùng với hoạt động du lịch, qua đó thu về khoản lợi nhuận khổng lồ.

Kinh ngạc vùng trồng vải “cổ” nhất thế giới: Hơn 300 cây ít nhất 1.000 năm tuổi, đấu giá “quyền khai thác cây” thu về cả chục tỷ đồng- Ảnh 1.

Thủ phủ vải thiều

Thành phố Mậu Danh (Trung Quốc) thường được biết đến với cái tên “thủ phủ vải thiều thế giới”. Tính đến tháng 5/2023, thành phố này có hàng chục nghìn cây vải, phủ kín diện tích 92.666 ha (tương đương khoảng 1/4 tổng diện tích trồng vải ở Trung Quốc), với sản lượng ước tính hơn 600.000 tấn trong năm nay.

Tại Gaozhou và Dianbai (một quận ở Mậu Danh), vải thiều đặt hàng đang phát triển mạnh mẽ, với phương thức bán hàng chuyển từ "bán từng quả, từng hạt, từng chiếc lá" sang "bán quyền khai thác cây". Vải thiều tại đây thường có nhu cầu cao đặt hàng cao kể cả trước khi được đưa ra thị trường.

Mậu Danh là nơi có bốn vườn vải thiều lịch sử được trồng thành từng cụm. Hiện tại, ở thành phố này có hơn 350 cây vải thiều hơn 1.000 năm tuổi, hơn 1.000 cây hơn 500 năm tuổi và 19.400 cây hơn 100 năm tuổi.

Kinh ngạc vùng trồng vải “cổ” nhất thế giới: Hơn 300 cây ít nhất 1.000 năm tuổi, đấu giá “quyền khai thác cây” thu về cả chục tỷ đồng- Ảnh 2.

Mỗi năm, thành phố chọn ra một số cây để đấu giá quyền khai thác cây. Tuy nhiên, người chiến thắng thường phải bỏ ra hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng) để đánh bại các đối thủ khác. Một số cây vải 500 tuổi có thể có mức giá cho quyền khai thác lên tới 1-2,8 triệu tệ (tương đương 5-10 tỷ đồng).

Các doanh nghiệp thắng đấu giá có quyền thu hoạch và dùng cây vải cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu 1 năm.

Không phải ngẫu nhiên mà Mậu Danh được mệnh danh là "Quê hương của vải thiều ở Trung Quốc". Người dân tại đây đã trồng vải trong hơn 2.000 năm. Để hiểu sâu hơn về văn hóa vải thiều, du khách có thể đến thăm vườn vải cổ thụ ở làng Baiqiao, nơi được mệnh danh là “bảo tàng sống” về vải thiều. Người hướng dẫn chuyến tham quan, người phụ trách Văn phòng Thông tin của Chính quyền thành phố Mậu Danh, cho biết: “Những cây vải cổ thụ ở đây đã chịu đựng thời tiết hàng thế kỷ nhưng vẫn tươi tốt và khỏe mạnh”.

Mậu Danh đã đẩy mạnh ngành du lịch nhờ những cây vải lâu năm. Tại đây, du khách có thể tản bộ qua vườn vải cổ thụ, ngắm hoa vải nở rộ và nếm thử vải khô.

Nông dân Zhang, người đã trồng loại quả này gần như cả đời, cho biết: “Vải thiều của tôi sẽ sớm có mặt trên thị trường. Năm nay, người mua có thể lưu trú tại khách sạn mới của tôi”.

Ngành du lịch văn hóa vải thiều của Mậu Danh cũng phát triển nhanh chóng nhờ sự tích hợp sâu rộng giữa nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Vườn vải cổ thụ ở làng Baiqiao, thị trấn Genzi và Bảo tàng vải thiều Trung Quốc lần lượt đón hơn 300.000 và hơn 600.000 lượt khách du lịch mỗi năm.

Kinh ngạc vùng trồng vải “cổ” nhất thế giới: Hơn 300 cây ít nhất 1.000 năm tuổi, đấu giá “quyền khai thác cây” thu về cả chục tỷ đồng- Ảnh 4.

Thành phố cũng đang đẩy mạnh xây dựng các khu trải nghiệm liên quan đến lĩnh vực vải thiều, các khách sạn, cơ sở chụp ảnh theo chủ đề vải thiều. Ngày càng có nhiều người trồng vải như ông Zhang bắt đầu điều hành các khách sạn và cơ sở nông nghiệp theo chủ đề vải thiều.

Thông qua ngành vải thiều và du lịch, thu nhập hàng năm của dân làng năm ngoái đạt 51.000 nhân dân tệ, khoảng 6.000 USD.

Đẩy mạnh công nghệ

Gần đây, Mậu Danh đã tích cực thúc đẩy và mở rộng ứng dụng công nghệ khử lưu huỳnh, công nghệ điều hòa khí và công nghệ đóng gói mới. "Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi trong năm nay là đẩy nhanh việc xây dựng nền tảng nghiên cứu khoa tại Phòng thí nghiệm Nông nghiệp Hiện đại Lĩnh Nam Quảng Đông cũng như xây dựng Viện Nghiên cứu Công nghiệp Vải thiều Quốc gia", nhân viên từ Cục Nông nghiệp và Nông thôn Mậu Danh tiết lộ về các kế hoạch liên quan nhằm nâng cao công nghệ bảo quản vải thiều và hỗ trợ tiếp thị vải thiều.

Mậu Danh đã tận dụng các công nghệ để tạo động lực cho ngành vải thiều, đẩy nhanh sự phát triển của ngành và du lịch theo chủ đề văn hóa, đồng thời hình thành chuỗi ngành vải thiều tích hợp các ngành công nghiệp sơ cấp và thứ cấp.

Chưa kể, kho lưu trữ nguồn gen vải thiều quốc gia của Trung Quốc tại Mậu Danh là nơi lưu trữ hơn 700 nguồn tài nguyên nguồn gen vải thiều và hơn 3.500 cây giống vải thiều từ 12 quốc gia và khu vực. Trong hai năm qua, 2.300 cây vải lai đã lai tạo tại kho.

Với sự hỗ trợ của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, Học viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Đông và các tổ chức khác, Mậu Danh tiếp tục tối ưu hóa cơ cấu giống vải thiều, với giống chất lượng cao chiếm 80% tổng số giống của thành phố.

Kinh ngạc vùng trồng vải “cổ” nhất thế giới: Hơn 300 cây ít nhất 1.000 năm tuổi, đấu giá “quyền khai thác cây” thu về cả chục tỷ đồng- Ảnh 6.

Mậu Danh cũng xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn về ngành vải thiều và một số vườn vải thông minh, có khả năng gửi thông tin công nghệ trồng vải đến hơn 300.000 điện thoại di động của người trồng vải.

Thành phố đã thành lập 301 “trạm hiện trường” với mục tiêu bảo quản trước khi làm lạnh, đảm bảo 99,8% vải thiều có chất lượng tốt ngay cả sau 20 ngày bảo quản.

Hoạt động chế biến vải thiều đã được hoàn thiện. Thành phố có hơn 30 doanh nghiệp chế biến vải thiều hàng đầu, trong đó có 3 doanh nghiệp có giá trị sản lượng hơn 100 triệu nhân dân tệ (13,8 triệu USD).

Năm 2023, giá trị sản lượng của chuỗi ngành vải thiều Mậu Danh vượt 12 tỷ nhân dân tệ.

Zhuang Yuequn, Bí thư Đảng ủy thành phố Mậu Danh, cho biết: “Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc xây dựng khu trình diễn Baiqiao để phát triển tổng hợp ngành vải thiều, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành, mở ra nhiều kênh hơn để tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy quá trình hồi sinh nông thôn”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại