Nạn diệt chủng - tội ác của mọi tội ác
Diệt chủng là tội ác của mọi tội ác. Ảnh minh họa Internet.
Trong lịch sử nhân loại, có những tội ác gây ra bởi một người hay nhóm người chống lại những quyền cơ bản nhất của con người.
Nhưng có một tội ác đặc biệt nghiêm trọng, có thể xem là "tội ác của mọi tội ác" vì tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó: Tội ác diệt chủng.
Năm 1948, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một công ước nhằm ngăn chặn và trừng phạt tội diệt chủng, được định nghĩa là “sự hủy diệt có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo hay dân tộc một quốc gia”.
Diệt chủng vi phạm quyền thiêng liêng được sống của con người. Ảnh minh họa Internet.
Một số nhà hoạt động nhân quyền và luật gia cũng thấy rằng việc coi diệt chủng là “tội ác của mọi tội ác” vì hành động man rợ này khiến cho những tội ác khủng khiếp khác chống lại loài người cũng bị lu mờ.
Chúng ta hẳn còn nổi da gà khi nghe tới các tội ác mà Phát - xít Đức hay Phát - xít Nhật đã thực hiện.
Không chỉ lấy đi quyền thiêng liêng nhất của con người là được sống tự do, tội ác này còn là hành động vô nhân đạo, đầy tính man rợ khiến cho sự phát triển của nhân loại bị chững lại, thậm chí kéo lùi đi.
Giết người hàng loạt hay diệt chủng
Tính chất và quy mô của các cuộc diệt chủng vô cùng nghiêm trọng. Ảnh Internet.
Khi một hành động giết người hàng loạt có quy mô ngày càng mở rộng thì hành động đó trở thành diệt chủng, và khi đó các thế lực bên ngoài khó lòng ngồi yên được.
Như vậy, có thể hiểu không phải cuộc thảm sát nào cũng là diệt chủng mà quy mô và tính chất của nó mới là yếu tố quyết định.
Hành động diệt chủng lớn hơn về quy mô rất nhiều, đồng thời tính chất của nó cũng nghiêm trọng hơn như:
Diệt chủng không chỉ liên quan đến việc giết người mà còn bao gồm các hành động như thanh lọc sắc tộc, ép buộc triệt sản, hãm hiếp tập thể, tra tấn về thể xác và tinh thần, trục xuất, di dời chỗ ở… một cách có chủ đích và hệ thống.
Dòng chữ "Kết thúc diệt chủng ngay bây giờ" của những nạn nhân may mắn sống sót. Ảnh Internet.
Dù xuất phát từ bất cứ động cơ nào thì hành động này cũng không thể chấp nhận được vì đi ngược lại quyền lợi của một con người, cần bị lên án và trừng trị.
Lý do dẫn đến các cuộc diệt chủng
Vô số mạng người đã bị tước đoạt. Ảnh Internet.
Các cuộc diệt chủng thường xảy ra khi một quốc gia rơi vào tình trạng rối loạn xã hội, kinh tế, nội chiến, biến động chính trị...
1. Chính quyền thực thi chính sách diệt chủng, như chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, bất đồng giữa các tôn giáo, đối đầu về ý thức hệ, tranh giành quyền lực chính trị, hay tham vọng xây dựng các cộng đồng chính trị “thuần chủng”.
2. Chính quyền cầm quyền cảm thấy bất an trước các nhóm sắc tộc “đối thủ” của mình, từ đó tìm mọi cách tiêu diệt họ.
Hãy cùng xem lại những cuộc thảm sát (có những cuộc thảm sát được coi là diệt chủng và không theo định nghĩa trên của Liên Hợp Quốc):
Những nạn diệt chủng ghê rợn nhất trong lịch sử
Những mốc thời gian về các cuộc thảm sát đẫm máu nhất lịch sử. Ảnh Economist.
1915-16, Thổ Nhĩ Kỳ: Chính quyền đế chế Ottoman “trục xuất” tất cả người Armenia. Ước tính thương vong 500.000-1.500.000 người.
1933-45, Holocaust, châu Âu: Đức Quốc xã diệt trừ người Do Thái, Roma và các nhóm người khác. Ước tính thương vong 15 triệu người.
1941-45, Croatia: Phong trào khủng bố Ustase giết hại người Do Thái, người Serbia và người Roma. Ước tính thương vong 350.000 người.
1947-52, Cải cách Ruộng Đất, Trung Quốc: Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc khích động người dân đấu tố địa chủ và tái phân bố ruộng đất. Ước tính thương vong 245.000-1.100.000 người.
1975-79, Campuchia: Chính quyền Khmer Đỏ tàn sát chính người dân của mình nhằm “thanh tẩy” dân cư. Ước tính thương vong 2 triệu người.
1986-89, Chiến dịch Al-Anfar (“Chiến lợi phẩm”), Iraq. Chính quyền Saddam Hussein thảm sát người Kurd ở miền bắc Iraq. Ước tính thương vong 100.000 người.
1994, Rwanda: Trong 100 ngày, các binh sĩ thuộc bộ tộc người đa số Hutu giết hại những người Tutsi và người Hutu ôn hòa. Ước tính thương vong 800.000 người.
2003-10, Darfur, Sudan: Dân quân Janjaweed, với sự ủng hộ từ chính phủ, sát hại dân thường ở miền tây Sudan. Ước tính thương vong 300.000 người.
Tội ác này cần bị lên án và nghiêm trị. Anht minh họa Internet.
Mặc dù có những kẻ cầm đầu đã bị trừng trị, tuy nhiên vẫn có những tên trốn tránh sự truy nã và không đền tội của mình trước pháp luật.
Với tính chất dã man, tàn bạo, phi nhân tính, hành động diệt chủng luôn bị cộng đồng quốc tế lên án và thừa nhận là tội ác kinh khủng nhất, tòa án quốc tế được lập ra như Nuremberg (xử những tên Phát - xít gây ra tội ác chiến tranh.
Hay các tòa án quốc tế xét xử tội phạm diệt chủng Khmer Đỏ hay Slobodan Milosevic (lãnh đạo Nam Tư cũ)... được lập ra đã khiến những kẻ mang tội ác khủng khiếp này phải trả giá cho hành động của mình.
*Nguồn: The Economistm, istory, Wikipedia, Nghiencuuquocte.org