Xe máy ế nặng vẫn giở trò tăng giá

Trần Thủy |

Tiêu thụ xe máy sụt giảm, buôn bán ế ẩm nhưng các hãng xe và đại lý vẫn đủ chiêu trò để tăng giá.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, 4 tháng đầu năm 2015, sản xuất xe máy trong nước giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Dự báo cả năm, sản lượng xe máy sẽ giảm 7-8%. Dù sức mua giảm nhưng các DN cũng giảm sản xuất để duy trì nguồn cung thấp nhằm tránh giá giảm mạnh, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận?

Sụt giảm liên tục

Ông Minoru Kato, Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, cho rằng, thị trường xe máy của Việt Nam rất lớn, nhưng không thể có sự tăng trưởng mang tính vượt bậc và dần dần đi vào xu hướng bão hòa.

Xu hướng chuyển dịch từ sử dụng xe máy sang ô tô cũng có song chưa rõ nét.

Theo số liệu từ UBATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 12/2014, Việt Nam có trên 43 triệu môtô và xe gắn máy đăng ký.

Các chuyên gia Nhật Bản nhận định, khi bình quân đạt mức 2,5 người/xe máy thì thị trường xe máy sẽ bão hòa. Việt Nam hiện có dân số khoảng 90 triệu người, như vậy chỉ với mức 35 triệu xe, thị trường đã bão hòa.

xe máy, thị trường, giá bán, bão hòa, sản xuất, cạnh tranh, khó khăn, sụt giảm, công suất, ế ẩm, làm giá, DN, xe-máy, giá-bán, thị-trường, sản-xuất, cạnh-tranh, khó-khăn, sụt-giảm, bão-hòa
Thị trường xe máy Việt Nam đã trở nên bão hòa.

Tiêu thụ xe máy ngày càng giảm. Honda Việt Nam cho biết, tổng dung lượng xe máy trong năm tài chính 2015 (tính từ tháng 4/2014 - 4/2015) đạt 2,71 triệu chiếc, tương đương với cùng kỳ năm trước và so với thời điểm các năm từ 2011-2013, thì thấp hơn.

Còn theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, lượng xe máy được cấp đăng kiểm năm 2014 là 2.916.689 chiếc, giảm mạnh so với các năm trước đó. .

Bộ Công Thương cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, sản xuất xe máy trong nước đạt 966.600 xe, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo năm nay, sản lượng xe máy sẽ giảm từ 7-8% so với năm trước.

Thực tế, việc kinh doanh sụt giảm này đã được các nhà sản xuất xe máy dự báo từ vài năm trước. Tuy nhiên, khi đó các DN giải thích nguyên nhân thị trường khó khăn là do các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa có gì sáng sủa.

Nhưng với việc đưa ra nhiều chương trình xúc tiến bán hàng và mẫu xe mới với hy vọng thị trường sẽ sáng sủa hơn, không đem lại kết quả là dấu hiệu rõ nhất của sự bão hòa.

Tuy thừa nhận xe máy Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa, nhưng ông Minoru Kato cho biết, xu hướng chuyển từ xe số sang xe tay ga ngày càng nhiều và đó là lý do các DN xe máy tin tưởng, thị trường xe tay ga vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.

Cạnh tranh nhưng vẫn tăng giá

Tất cả các DN hiện đều hướng tới thị trường xe tay ga để mong tìm kiếm sự tăng trưởng và phân khúc này đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

xe máy, thị trường, giá bán, bão hòa, sản xuất, cạnh tranh, khó khăn, sụt giảm, công suất, ế ẩm, làm giá, DN, xe-máy, giá-bán, thị-trường, sản-xuất, cạnh-tranh, khó-khăn, sụt-giảm, bão-hòa
Tiêu thụ xe máy sụt giảm, buôn bán ế ẩm nhưng các hãng xe và đại lý vẫn đủ chiêu trò để tăng giá.

Mới đây, tập đoàn KYMCO vừa đầu tư thêm nhà máy tại Bình Dương với vốn 20 triệu USD, công suất ban đầu khoảng 40.000 xe/năm, chủ yếu là xe tay ga từ 50cc trở lên.

Honda Việt Nam cho biết để đẩy mạnh cạnh tranh, từ nay đến 4/2016 sẽ nâng cấp 10 mẫu xe máy với công nghệ mới, trong đó phần nhiều là xe tay ga nhằm tăng thêm tiện ích cho khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Yamaha Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển dòng xe tay ga với động cơ mới Blue core...

Hiện nay tổng công suất xe máy trên thị trường đã vượt 5 triệu chiếc, trong đó sản xuất chỉ đạt mức 50%. Thị trường bão hòa, cạnh tranh khốc liệt khiến cho không ít DN xe máy gặp khó khăn, kể cả các DN FDI.

Trong số các DN xe máy năm qua, Honda Việt Nam có mức tăng trưởng khoảng 2%, và Piaggio tăng 1,3% còn lại tất cả đều giảm sút. Yamaha giảm 13,3%, SYM giảm 10% và đặc biệt là Suzuki giảm 27% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khó khăn nhất thuộc về các DN xe máy 100% vốn trong nước.

Năm 2014 vẫn có 10 DN xe máy trong nước đang hoạt động, với sản lượng khoảng 272.000 chiếc, chủ yếu cung cấp cho thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Điểm yếu của các DN xe máy 100% vốn trong nước là xe máy có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, kiểu dáng mẫu mã riêng không có, phải vay mượn và sao chép nhiều, thương hiệu không mạnh, chất lượng không cao.

Các DN này luôn yếu thế trước những DN FDI thì có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng rộng khắp và giá cả cạnh tranh.

Mặc dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng giá xe máy trên thị trường hiện vẫn đang cao. Tại các đại lý Honda ở Hà Nội, giá bán xe tay ga chênh lệc so với giá đề xuất từ 3-6 triệu đồng/xe.

Yamaha cũng có 1 số mẫu xe côn tay cao hơn giá đề xuất 3-5 triệu đồng. Trước đây nhiều mẫu xe giá thấp hơn giá công bố thì hiện tại hầu hết xe bán đúng giá và cao hơn.

Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh thị trường bão hòa thì các DN cũng giảm sản xuất để duy trì nguồn cung thấp nhằm tránh giá giảm mạnh, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại