Mấy ngày vừa qua diễn ra phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964) cùng 8 đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.
Trong phiên sơ thẩm lần này, Tòa đã cho triệu tập 82 đơn vị và các cá nhân là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong số các cá nhân được triệu tập đến tòa có Huỳnh Thị Huyền Như, bà Đặng Ngọc Lan - vợ bầu Kiên...
Đáng chú ý trong phiên xét xử này chính là phiên thẩm vấn, xét xử liên quan đến hoạt động ủy thác tiền gửi của ngân hàng ACB tại ngân hàng VietinBank. Khi phiên thẩm vấn này diễn ra, mọi người đều thấy được cách quản lý có phần quan liêu, thiếu trách nhiệm của Vietinbank.
Theo đó, phía đại diện Ngân hàng Công thương chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã nói một câu khiến không ít người trong phiên tòa cũng như những người theo dõi sửng sốt: cơ quan này không phải chịu trách nhiệm về số tiền mà nhân viên ACB đã gửi vào VietinBank.
Huỳnh Thị Huyền Như
Từ trước tới nay, người dân vốn dĩ đặt niềm tin nơi ngân hàng khi xem đây là một địa điểm đảm bảo nhất cho số tiền của mình không bị mất mát, hư hỏng và có thể đem lại chút lợi nhuận. Nhưng hiện nay, có ngân hàng tự cho mình cái quyền coi tiền bạc tài sản của khách hàng chỉ là “vật thí” cho sự an toàn của mình. Từ vụ án xét xử bầu Kiên, Huyền Như, chúng ta thấy rõ hơn được điều này.
Phía ngân hàng Vietinbak đã phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm cũng như mọi thứ liên quan đến ngân hàng này khi vụ án lừa đảo hảng trăm tỷ đồng xảy ra. Huyền Như với tư cách quyền trưởng phòng giao dịch có trách nhiệm điều phối hoạt động tài chính tại Chi nhánh ngân hàng VietinBank. Theo đúng thẩm quyền của mình, Huyền Như đang nắm trong tay quyền lực điều phối hoạt động tiền tệ tại 1 chi nhánh của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc mọi giao dịch lớn hay nhỏ đều phải có ý kiến và chữ ký của Huyền Như để làm căn cứ giao dịch tại đây.
Và rõ ràng rằng, Huyền Như đã dùng quyền và chức danh Quyền trưởng phòng giao dịch của mình tại chi nhánh này để nhận số tiền của nhiều người. Vấn đề ở chỗ, phía HĐQT Ngân hàng VietinBank dù biết bản chất của vụ việc nhưng vẫn cố tình phủ nhận tất cả mọi thứ có liên quan tới ngân hàng nhằm trốn tránh trách nhiệm đền bù cũng như trách nhiệm trước pháp luật.
Khi đại diện ngân hàng tuyên bố không liên quan đến vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại ngân hàng và cho rằng sự cố này do phía Huyền Như giao dịch chứ không phải ngân hàng đã vấp phải sự phản ứng không đồng tình của các bên liên quan và của cộng đồng.
>>> Huỳnh Thị Huyền Như nói trong phiên xử Bầu Kiên sáng 23/5
Chính vì vậy, dư luận đặt ra câu hỏi rằng: Vì sao ngân hàng này cho Huyền Như nắm giữ chức vụ mà lại có thể phủi tay như không hề biết, không quan tâm cũng không có trách nhiệm với vụ việc lừa đảo trên? Trên những giấy tờ, sổ sách ghi chép lại, số tiền lừa đảo kia được chuyển vào tài khoản cá nhân Huyền Như hay về tài khoản quản lý thuộc ngân hàng? Những giấy tờ chứng minh bên có trách nhiệm ký với người gửi tiền thì Huyền Như đứng vai trò cá nhân Nguyễn Thị Huyền Như hay Quyền trưởng phòng giao dịch Viettinbank Nguyễn Thị Huyền Như?
Vụ lừa đảo hàng trăm tỷ đồng trên đã đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh cho không ít ngân hàng cũng như những người tham gia vào hoạt động ngân hàng. Khi 1 ngân hàng bổ nhiệm vị trí quan trọng như vậy nhưng lại quản lý nhân sự lỏng lẻo để nhân viên của mình lợi dụng chức danh được bổ nhiệm đi lừa đảo thì trong thực tế, hoạt động của ngân hàng đó như thế nào? Có đáng tin cậy hay không? Và liệu rằng, trong cách cư xử cũng như những động thái của ngân hàng này chứng tỏ rằng VietinBank không coi trọng phía khách hàng mà chỉ lo toan, tính toán đến lợi ích ngân hàng mà bỏ mặc khách hàng bị lừa đảo, gian dối?