Việt Nam trở thành “người khổng lồ” cà phê như thế nào?

Người Việt Nam cũng uống cà phê, đôi khi với sữa đặc có đường, hoặc dưới dạng một ly cappuccino với trứng. Tuy nhiên, cà phê được trồng ở Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu.

Khi nghĩ đến cà phê, bạn có thể lập tức nhớ tới Brazil, Colombia hay Ethiopia. Nhưng nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới hiện là Việt Nam. Làm thế nào mà thị phần cà phê của Việt Nam có thể nhảy vọt từ 0,1% lên 20% chỉ trong 30 năm.

Trong những năm 1990, sản lượng cà phê tăng mỗi năm từ 20-30%. Hiện ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 2,6 triệu lao động. Sự lớn mạnh trong lĩnh vực trồng và sản xuất cà phê đã góp phần giúp chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam.

Người Việt Nam cũng uống cà phê, đôi khi với sữa đặc có đường, hoặc dưới dạng một ly cappuccino với trứng. Tuy nhiên, cà phê được trồng ở Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu.

Cà phê được người Pháp giới thiệu vào Việt Nam vào thế kỷ 19. Nhà máy sản xuất, chế biến cà phê bắt đầu vận hành từ năm 1950. Đây là cách hầu hết cà phê Việt Nam được tiêu thụ. Đó cũng là một phần lý do tại sao khoảng 1/4 lượng càphê ở Anh có xuất xứ từ Việt Nam. Nhưng nhiều người Anh vẫn thích uống các loại cà phê như espresso, latte hay cappuccino. Những cửa hàng cà phê cao cấp chủ yếu mua cà phê Arabica, trong khi Việt Nam trồng cà phê Robusta.

Cà phê Arabica chứa từ 1 đến 1,5% caffeine, trong khi hàm lượng này ở cà phê Robusta là 1,6 đến 2,7%, khiến nó có vị đắng hơn. Tuy nhiên, ngoài hàm lượng caffeine, cà phê còn nhiều vị khác. Các loại chất tổng hợp bổ sung vào mùi vị cho cà phê. Caffeine chỉ là một phần trăm rất nhỏ tạo nên hương vị của cà phê, đặc biệt khi so sánh với các chất alkaloid khác, vốn có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cà phê.

Một số công ty lớn như Nestle có nhà máy sản xuất, chế biến cà phê tại Việt Nam, với các công đoạn rang và đóng gói. Tuy nhiên, ông Thomas Copple, một nhà kinh tế tại Tổ chức Cà phê quốc tế London nói rằng, hầu hết cà phê được xuất khẩu dưới dạng nguyên quả, sau đó được chế biến ở nơi khác, chẳng hạn như Đức.

Trong số nhiều người Việt Nam trồng và sản xuất cà phê, một số ít đã trở nên vô cùng giàu có. Một trong những người có thể kể đến là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Công ty cà phê Trung Nguyên của ông Vũ đặt ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguồn lợi nhuận chính của ông thu được là ở vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đánh giá tài sản của ông Vũ khoảng 100 triệu USD. Đây là một con số đáng kinh ngạc.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, càphê là thế mạnh của Việt Nam. Hiện ông Vũ đang lên kế hoạch xây dựng một chuỗi cửa hàng cà phê kiểu Việt Nam trên thị trường thế giới.

"Chúng tôi muốn đem văn hóa cà phê Việt Nam tới thế giới. Đây là điều không dễ dàng gì, nhưng trong năm tới, chúng tôi muốn cạnh tranh với những thương thiệu lớn, chẳng hạn như Starbucks. Nếu chúng tôi thắng ở thị trường Mỹ, chúng tôi có thể chinh phục cả thế giới" - ông Vũ hy vọng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại