Vì sao tỷ phú Trung Quốc chuộng mua máy bay cũ?

Kiều Châu |

Giám đốc bán hàng phụ trách thị trường Trung Quốc, nhận được cuộc gọi từ một khách hàng ở Bắc Kinh, với lời đề nghị mua một máy bay thương mại đã qua sử dụng.

"Chúng tôi hiếm khi nhận được yêu cầu này trước năm 2013. Trước đây, người Trung Quốc thường chỉ muốn mua những cái mới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều tỷ phú nói rằng, họ quan tâm đến các máy bay cũ”, ông Gui nói với Business Insider.

Khách hàng gọi đến từ Bắc Kinh, người đang điều hành một công ty bất động sản tại thủ đô Trung Quốc cuối cùng đã chọn được một chiếc Dassault Falcon 7X đã qua sử dụng 3 năm (từng thuộc sở hữu của một doanh nhân Đông Âu), trong 4 gợi ý được đưa ra.

Từ kinh nghiệm nhiều năm tham gia các giao dịch mua bán máy bay, Gui Yue đã phát hiện ra những thay đổi tinh tế trong thái độ của khách hàng Trung Quốc.

Ảnh: Carlos Barria/Reuters.
Ảnh: Carlos Barria/Reuters.

"Trong quá khứ, các khách hàng chỉ mong muốn họ đủ giàu để mua được một máy bay tư nhân như các tỷ phú khác.

Nhưng hiện nay, người mua đang trở nên khôn ngoan và thực tế hơn, họ đang nhận ra những ưu điểm của việc mua lại một chiếc máy bay đã qua sử dụng”, Gui Yue cho biết.

Theo Asian Sky Group, một công ty kinh doanh dịch vụ hàng không tại Hong Kong, số lượng máy bay phản lực tư nhân tại Trung Quốc năm 2014 đã tăng 59 chiếc (đạt 439 chiếc), trong đó, máy bay từng qua sử dụng chiếm tới 27%.

"Đối với hầu hết người mua, máy bay từng qua sử dụng hấp dẫn, vì nó có sẵn và giá cả phù hợp", Jeff Lowe, Giám đốc quản lý phụ trách thị trường châu Á của Sky Group cho biết.

Trong ngành công nghiệp hàng không hiện nay, có thể mất đến hai năm để sản xuất ra một chiếc máy bay phản lực tư nhân theo đơn đặt hàng.

Ví dụ, nếu đặt hàng một chiếc một máy bay trực thăng Gulfstream G650 bây giờ, thì sớm nhất cũng phải đến năm 2017, khách mới được giao hàng.

Không những phải đợi chờ, chi phí để đặt mua một chiếc máy bay mới cũng đắt hơn, đòi hỏi người mua phải trả trước hàng triệu USD, thậm chí hàng chục triệu USD cho nhà sản xuất.

Trong khi đó, nếu chọn một chiếc máy bay đã qua sử dụng, phần lớn khách hàng chỉ cần chờ 1-2 tháng, Lowe cho biết.

Ảnh: Flickr / Matt Mordfin.
Ảnh: Flickr/Matt Mordfin.

Bớt được một khoản hời cũng là một lý do quan trọng khiến khách hàng Trung Quốc xem xét, lựa chọn một chiếc máy bay đã qua sử dụng.

"Như một quy tắc chung, một chiếc máy bay thương mại tư nhân thường mất giá khoảng 5% nếu đã qua sử dụng một năm. Tất nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào độ hao mòn sau một thời gian đã sử dụng", Jeff Lowe cho biết.

Tâm lý thị trường tại Trung Quốc đại lục đã chậm lại trong hai năm qua, do bất ổn kinh tế và chính sách chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến cả giao dịch mua máy bay mới và máy bay cũ.

Số lượng máy bay phản lực của các doanh nghiệp tư nhân tại đại lục chỉ tăng 41 chiếc trong năm 2014, ít hơn hẳn so với năm 2013 (55 chiếc) và năm 2012 (60 chiếc).

Ngược lại, số người muốn bán máy bay tại khu vực đại lục lại đang tăng lên.

"Một số khách hàng Trung Quốc, người đã mua máy bay từ cách đây 4-5 năm, đang bắt đầu tìm cách bán lại, để thay máy bay mới hoặc chuyển chúng khỏi Trung Quốc”, Jeff Lowe cho biết.

Tuy nhiên, việc mua một chiếc máy bay mới hoặc đã qua sử dụng không đơn giản như mua một chiếc xe hơi.

Ảnh: Per-Anders Pettersson / Getty Images.
Ảnh: Per-Anders Pettersson/Getty Images.

Người từng sở hữu chiếc máy bay trước đó cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh về chiếc may bay cho khách hàng tiềm năng.

Nếu khách này tỏ ra quan tâm, hai bên sẽ ký thỏa thuận, trong đó bao gồm giá cả. Sau đó người mua lại phải trả tiền đặt cọc cho bên thứ ba, đơn vị được cho là độc quyền mua.

Tuy nhiên, vẫn có một số khách hàng đại lục ký thỏa thuận ngay cả khi họ không có ý định mua máy bay, để người bán giữ cho mình.

Nhưng điều này sẽ làm giảm sự tín nhiệm của người mua và ảnh hưởng đến các giao dịch trong tương lai của người này, Gui Yue cho biết.

Nhiều chủ sở hữu máy bay phản lực của Trung Quốc cũng không biết làm thế nào để tối đa hóa giá trị máy bay của họ, và không thể cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm ngày sản xuất, dữ liệu chuyến bay, hồ sơ bảo dưỡng hoặc các hình ảnh về máy bay.

"Một doanh nhân đã yêu cầu chúng tôi bán giúp chiếc máy bay phản lực của ông, nhưng khi chúng tôi hỏi ông ta cung cấp một số hình ảnh máy bay, ông ta chỉ nhắn tin lại cho chúng tôi một hình ảnh không rõ nét chụp bằng điện thoại thông minh của mình", Gui Yue nói.

Tại các thị trường phát triển như Mỹ, 9/10 máy bay phản lực tư nhân giao dịch là máy bay cũ, Gui nói.

"Mặc dù nhu cầu sở hữu máy bay tư nhân ở Trung Quốc đã bị kìm kẹp bởi chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ nước này, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn còn xa mới đến trạng thái bão hòa và đang có tiềm năng rất lớn.

Chúng tôi kỳ vọng thị trường này sẽ phục hồi vào đầu năm tới”, Gui Yue nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại