Vì sao giới bất động sản nên đầu tư vào Tokyo và New York?

Phương Nhi |

(Soha.vn) - Theo kết quả nghiên cứu của nhà tư vấn bất động sản quốc tế Savills: Tokyo và New York là 2 thành phố đáng đầu tư nhất trên thế giới.

Tokyo – lựa chọn tốt cho nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập

Theo nhận định của nhà tư vấn bất động sản quốc tế Savills, cho thấy Tokyo hiện tại được xem như một lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập. Lợi nhuận từ việc cho thuê tại Tokyo cực kỳ hấp dẫn do lợi tức trái phiếu chính phủ tại Nhật Bản cực kỳ thấp và thành phố này đứng đầu bảng xếp hạng danh sách các thành phố đáng đầu tư trên thế giới của Savills, trên cả New York. Paris và London lần lượt được xếp vị trí thứ 3 và thứ 4.

Để hiểu được sức hút thật sự của bất động sản nhà ở như một phân khúc tài sản tại mỗi thành phố, Savills đã so sánh tổng thu nhập từ việc cho thuê trừ đi thu nhập từ đầu tư vào trái phiếu. Phương pháp này cho phép đo lường lợi nhuận từ đầu tư nhà ở tại các thành phố trên thế giới bằng cách lấy tổng thu nhập từ việc cho thuê trừ đi lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại các quốc gia này. Phương pháp này cũng đo lường lợi nhuận từ bất động sản có xét đến môi trường rủi ro ở nước sở tại.

Kết quả nghiên cứu của Savills cho thấy một số thành phố trên thế giới, cụ thể là ở những thành phố thuộc “tân thế giới”, mà đáng chú ý nhất là Moscow và Mumbai được định giá quá cao. Với cùng phương pháp so sánh này thì một số thành phố ”cựu thế giới” khác lại có vẻ đáng đầu tư.

Tokyo được xem như một lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập.
Tokyo được xem như một lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập.

New York hiện đang có lợi suất từ nhà ở cao nhất ở mức 6,2% so với lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ 3,4%. Lợi nhuận từ phân khúc cho thuê cũng tăng 2,0% trong nửa đầu năm 2013.

Trái lại, tỷ suất lợi nhuận gộp tại Moscow cũng cao, ở mức 5,8% nhưng lại thấp hơn nhiều mức 7,4% lợi tức trái phiếu chính phủ khiến cho tài sản nhà ở của thành phố này trở nên đắt đỏ - nhất là với giá thuê tăng trưởng khiêm tốn chỉ 3,3% trong 6 tháng đầu năm 2013. Ở New York lợi nhuận sau khi trừ đi lợi tức trái phiếu chính phủ là 3,6% trong khi ở Moscow là -1,6%.

Savills tin rằng phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận này không những chỉ ra nơi mà các nhà đầu tư có thể rót tiền vào mà còn cho thấy tính không tương thích giữa nhu cầu định cư với giá trị nhà ở tại thành phố. Savills tin rằng giá trị tài sản nhà ở tại New York có thể đạt mức tăng trưởng trung bình 30% trong 3 năm tới.

Triển vọng tăng trưởng giá trị tài sản tại Tokyo thậm chí còn cao hơn nhưng Savills cho rằng điều này khó hiện thực hóa vì đây là thị trường thiên về đầu tư trong nước hơn quốc tế so với New York và London. Tuy nhiên, công ty tin rằng tăng trưởng cao ở mức 2 con số cũng có thể xảy ra trong 3 năm tới tại Tokyo.

New York là thành phố đắt đỏ thứ 2 trên thế giới

Cũng theo nhà tư vấn bất động sản quốc tế Savills, New York đã thay thế London trở thành thành phố đắt đỏ thứ 2 trên thế giới (sau Hong Kong) về giá thuê mặt bằng kinh doanh và nhà ở cho nhân viên. Trong khi đó, Singapore là quốc gia đem đến cho các doanh nghiệp nơi cư trú “đáng đồng tiền” nhất tương ứng với quy mô của nền kinh tế nước này.

Trong tài liệu “Đánh giá các thành phố đẳng cấp Thế giới” số ra mới nhất, Savills đã cập nhật "tổng chi phí sinh hoạt” của 10 thành phố đẳng cấp thế giới đứng đầu và thấy rằng mức chi phí vẫn còn tương đối ổn định, chỉ giảm trung bình 0,05% trong nửa đầu năm 2013, trong đó tăng lên ở các thành phố thuộc “cựu thế giới” và giảm ở các thành phố thuộc “tân thế giới”.

Singapore được chứng minh là thành phố có chi phí rẻ nhất khi xét theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người.
Singapore được chứng minh là thành phố có chi phí rẻ nhất khi xét theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người.

Điều này đã làm các thị trường đang và mới nổi gia tăng khả năng cạnh tranh trở lại. Sydney, Thượng Hải và Mumbai có tổng chi phí kinh doanh cơ bản ở mức thấp nhất, trong đó chi phí tại Mumbai xấp xỉ bằng một phần tư so với tại Hong Kong.

Chi phí cư trú dành cho các bộ phận kinh doanh quốc tế cũng như nhu cầu cư trú cho 14 hộ gia đình tại cả khu vực trung tâm tài chính lẫn khu vực lân cận cũng được xem xét đến khi tính toán tổng chi phí .

New York vươn lên trở thành thành phố đắt đỏ thứ hai vào tháng 6 năm 2013 từ vị trí thứ năm hồi đầu năm 2010, với tổng chi phí tăng lên 36% kể từ mức thấp nhất vào năm 2009 và tăng tổng cộng 19% trong 5 năm qua. London đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 17% kể từ mức đáy vào năm 2009, và xếp vị trí thứ 3.

Hong Kong, nơi tổng chi phí sinh hoạt cao gấp gần 4 lần so với Mumbai, trên thực tế lại có vẻ rẻ bằng 1/3 so với Mumbai, nơi mà việc thiết lập hoạt động kinh doanh quốc tế thường xét đến khối lượng giao dịch thị trường và lực lượng lao động sẵn có hơn là triển vọng doanh thu cao.

Singapore, nơi tổng chi phí sinh hoạt chưa điều chỉnh được xem là cao trong nhóm các quốc gia thuộc “tân thế giới”, được chứng minh là thành phố có chi phí rẻ nhất khi xét theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Xếp hạng theo cách này, Singapore có chi phí ít hơn một nửa so với Hong Kong và thấp hơn Mumbai 5 lần.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại