“Tỷ phú bánh đậu xanh” tiết lộ về cuộc họp gia đình đặc biệt dạy con nên người

Để có được thương hiệu bánh đậu xanh Nguyên Hương nức tiếng xa gần như hôm nay, ông Đạt đã xây dựng nhiều chiến lược kinh doanh riêng, độc đáo.

Tuy nhiên, tiêu chí xuyên suốt mà bao năm qua ông luôn tuân thủ là chữ “Tín” với khách hàng. Đến bây giờ khi đã ngơi tay, ông cũng thường căn dặn con cháu: “Chất lượng là trên hết. Đảm bảo chất lượng thì không bao giờ lo bị khách hàng quay lưng”.

Chữ “Tín” làm đầu

Mỗi doanh nghiệp đều có bí quyết kinh doanh riêng để đạt tới thành công. Là một người có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, ông Đoàn Văn Đạt cho hay: “Người làm kinh doanh có nhiều cách để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, tôi dặn các con phải chú ý mấy điểm cơ bản sau: Về giao tiếp cần nhất là thưa gửi, sự niềm nở, chân thành và kính trọng. Bên cạnh đó, cần quý hóa khách như ân nhân của mình. Về chất lượng sản phẩm thì bánh phải ngon, bởi “miếng ngon nhớ lâu”. Về giá cả thì phải hợp lý, “thuận mua vừa bán”. Tuy nhiên, cái bền chặt nhất vẫn là chữ “Tín” mà các cụ xưa đã đúc kết: “Một lần mất tín, vạn lần mất tin””.

Chữ “Tín” được ông Đạt chi tiết hóa ở 4 tiêu chí làm bánh: Một là nguyên chất không pha tạp. Hai là làm đúng như chất lượng bánh đậu xanh Hải Dương từng nổi tiếng một thời. Ba là thầy dạy làm sao thì học trò làm đúng như vậy để đáp ơn người truyền nghề. Bốn là không dùng chất bảo quản để giữ nguyên hương vị. Qua quá trình làm giàu thực tế của bản thân, ông Đạt cũng truyền lại cho người kế tục các cách chiếm lĩnh thị trường. “Có hai cách để chiếm lĩnh thị trường nghe qua có vẻ rất đối lập. Cách thứ nhất là sản xuất thật lớn, sản phẩm có khắp trên thương trường, giá thành thấp. Cách thứ hai là chỉ sản xuất nhỏ, chất lượng cao, sản phẩm chỉ bán tại chỗ. Cách này gây ra sự khao khát cho nhiều người tiêu dùng ở xa, làm cho tiếng đồn về thương hiệu của sản phẩm được vang xa, mua được thì thật là “của một đồng, công một nén””, ông cho biết.

Từ tay trắng lập đội tàu Từ tay trắng lập đội tàu

Có ngư dân miết mải 5 năm trường xuôi vào Nam tìm đường học nghệ, về lại quê hương mua tàu ra biển lớn rồi… trắng tay. Anh lại vào tận Kiên Giang, Bạc Liêu tiếp tục rong ruổi giữa muôn trùng sóng khơi cho đến ngày hưng thịnh nghiệp biển.

Theo ông Đạt, sản xuất bánh đạt chất lượng đã khó nhưng chiếm được lòng người tiêu dùng còn khó hơn. Vì thế, ông luôn xác định đối tượng tiêu dùng của mình là ai và thị trường ở đâu là tiêu chí quan trọng nhất. Trong thực tiễn kinh doanh, ông Đạt không bán buôn sản phẩm cho các đại lý mà chỉ bán tại cửa hiệu của mình theo cách thứ hai để chiếm lĩnh thị trường (sản xuất nhỏ, chất lượng cao, bán tại chỗ). Mục đích của ông là nắm được số lượng bánh đã bán, tiêu thụ đến đâu sản xuất đến đấy, nhằm đảm bảo thời gian sử dụng ghi trên hộp. Ông quan niệm: “Cơm nóng bao giờ cũng ngon hơn cơm nguội. Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà bán buôn cho các đại lý ở khắp nơi thì mình làm sao biết được sản phẩm hết vào thời gian nào để điều chỉnh. Hơn nữa, khi bánh đã hết hạn mà người bán hàng chưa kịp bán hết thì họ sẽ tìm đủ mọi cách chào mời khách hàng để lấy lại vốn. Người tiêu dùng mua phải bánh hết hạn chắc chắn sẽ có hại cho sức khỏe, lâu dần cũng ảnh hưởng tới thương hiệu. Vì vậy chỉ có mua bánh tại chỗ, khách hàng mới có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu có vấn đề gì, chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Mặt khác, bánh Nguyên Hương không được bán rộng rãi trên thị trường nên sẽ gây cho dư luận sự tò mò và tự đặt câu hỏi: “Tại sao không có bán?”, “Chắc sản xuất không kịp?”, “Đây phải là loại bánh cao cấp?”... Ông Đạt đã đánh vào tâm lý tò mò ấy để tạo dựng nên thương hiệu riêng. Tuy nhiên với phương án kinh doanh này, mặt trái cũng đã nảy sinh khi nhiều loại bánh đậu xanh khác nhái mẫu mã hàng xịn đã xuất hiện. “Khi thấy số đông khách hàng mua nhầm loại bánh không phải của chúng tôi, nhiều bạn bè ở xa đã viết thư, ở gần thì trực tiếp đến hỏi: “Sao họ làm ra nhiều bánh giống của anh quá? Liệu có ảnh hưởng đến thương hiệu của mình không?”. Khi ấy, tôi chỉ cười rồi nói: “Thời xưa có Bao Công thật nhưng cũng có Bao Công giả. Thời bao cấp có thuốc lá Sông Cầu nổi tiếng thì lập tức xuất hiện hàng loạt thuốc lá Sông Cầu giả. Vì vậy, tôi không thể ngăn chặn được”. Thực tế trong thương trường, cái giả và cái thật luôn tồn tại song song. Nhưng hàng giả càng nhiều thì danh tiếng hàng thật càng lớn. Để hàng giả không làm giảm được uy tín hàng thật, tôi kiên quyết thực hiện tiêu chí không phân phối cho đại lý nào”, ông Đạt cho hay.

Ông Đạt và người vú nuôi khiếm thị từng chăm ông khi còn nhỏ.

Sống nhân đức cho con cái noi theo

Thường thì khi việc kinh doanh phát đạt, người ta sẽ không từ bỏ cơ hội nào để mở rộng thị trường, để kiếm thật nhiều tiền hơn nữa. Nhưng ông Đạt không muốn đi theo con đường này vì sợ các con sẽ làm theo, sẽ trở thành những người quá coi trọng đồng tiền. Thay vào đó, ông đều đặn duy trì việc kinh doanh như cũ, chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm và mở thêm cửa hàng của công ty chứ nhất quyết không để thương hiệu bị trôi nổi trên thị trường. “Thông thường khi đã có được danh tiếng, người ta thường tận dụng để sản xuất thêm một số loại bánh khác nhằm mở rộng thị trường. Tuy nhiên, tôi quan niệm cái khó hơn cả vẫn là biết chọn điểm dừng. Người ta thường nói: “Danh lợi bất ư nhàn”. Vì vậy để có được sự nhàn nhã, bản thân mình phải biết cách tu tâm, tích đức”, ông Đạt cho hay. Với suy nghĩ như vậy, ông luôn tâm niệm làm việc nhân nghĩa để tích đức cho đời sau, để các con thấy đó làm tấm gương sáng mà noi theo mới là điều quan trọng nhất.

Để thực hiện nguyện vọng trên, ông Đạt đã đi khắp nơi giúp đỡ những số phận không may mắn trong xã hội. Ông không hy vọng việc mình làm sẽ giúp thương hiệu Nguyên Hương của ông thêm phần nổi tiếng mà chỉ mong rằng, những việc mình làm sẽ tạo ra được hiệu ứng trong xã hội, khuyến khích mọi người cũng như con cháu mình cùng làm việc thiện. Ông chia sẻ: “Khi làm những việc thiện nguyện, tôi đều cho các con đi cùng để chúng thấy được ý nghĩa của những việc cha chúng đã làm mà noi theo. Tôi nghĩ, đôi khi bận làm việc thiện mà khách hàng tìm đến nơi khác cũng không sao, vì đây là việc phải làm để giữ cái phúc cho con cháu”.

Không những vậy, ông Đạt còn viết nhật kí và viết sách để con cháu, thế hệ sau noi theo cách đối nhân, xử thế của mình. “Mỗi tuần, tôi tụ họp các con lại một lần rồi bắt chúng ngồi con ngồi đọc to, rõ ràng những gì tôi viết để chúng ghi nhớ và hiểu được những gian nan, vất vả mà cha chúng đã trải qua. Từ đó, chúng có thêm động lực để cố gắng. Cứ thế, lần lượt hết đứa này đến đứa khác”, ông Đạt cho hay.

Những hình ảnh đặc biệt về bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai Những hình ảnh đặc biệt về bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 25/10, Bệnh viện Bạch Mai đã khai mạc Hội khỏe năm 2104, thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Trong đó, đặc biệt có những nội dung còn có sự tham gia của lãnh đạo bệnh viện.

Về cách giáo dục con cái, mỗi người sẽ có một phương pháp riêng. Đối với ông Đạt, ông luôn cho rằng cha mẹ là tấm gương soi để con cái nhìn vào và noi theo. Vì thế, bản thân ông luôn cố gắng hoàn thiện nhân cách, đồng thời làm những việc có ích cho quê hương, đất nước. Ông bảo: “Quê gốc của tôi là ở Thái Bình nên khi kinh tế khá giả, tôi đã về lại Quỳnh Giao (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) để xây dựng nhà thờ họ Đoàn khang trang hơn. Tại đây, tôi đã thành tâm viết đôi câu để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Đó là “Chim có tổ người có tông/ Cây cao bền gốc bão giông chẳng sờn”. Không chỉ vậy, ông Đạt cũng luôn ghi nhớ những người đã có ơn với mình. Khi mới lọt lòng mẹ, ông được người vú nuôi mù là bà Phạm Thị Như (quê huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) chăm sóc. Thế nên năm 2008, ông đã đón bà Như về phụng dưỡng, mong đền đáp ân xưa. Có lẽ hiểu được việc làm của ông nên trong gia đình, ông chưa bao giờ phải phiền lòng vì con cháu. Hiện tại, các con ông vẫn đang cố gắng duy trì và phát triển thương hiệu bánh Nguyên Hương, đồng thời noi gương cha làm việc thiện để tích đức cho đời sau.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại