Trung tâm hàng hiệu: Vỏ hoành tráng, ruột hoang vắng
Sau thời gian hoạt động cầm chừng, nhiều trung tâm thương mại cao cấp ở Hà Nội đã phải đóng cửa mà chưa hẹn ngày mở cửa lại.
Phân khúc thị trường bán lẻ cao cấp tại Hà Nội đang gặp khó khăn khi lượng hàng tiêu thụ tại các trung tâm cao cấp khá thấp. Thêm vào đó, một rào cản khác đối với người mua hàng tại các TTTM là thuế, các khoản thuế trung gian bằng gần 50% giá trị của sản phẩm.
Thực tế, sự “vắng lặng” đang bao trùm tại nhiều trung tâm thương mại cao cấp, ngay cả những địa chỉ từng thành công lớn. Mipec Mall, trước đây có tên gọi là Pico Mall, đang trải qua giai đoạn tái lựa chọn thương hiệu và định vị lại dự án sau một thời gian kinh doanh ế ẩm, không như kỳ vọng. Còn trung tâm thương mại tại tào nhà Indochia Palza cũng đang roi vào cảnh vắng khách, kinh doanh khó khăn.
Bầu Thắng sử dụng sản phẩm "phế thải"?
Vẫn biết Võ Quốc Thắng là một ông bầu rất tiết kiệm trong việc đầu tư cho đội bóng và cũng rất biết ông rất tiết kiệm trong kinh doanh, nhưng với tầm của CEO một công ty lớn, việc tiết kiệm như vậy là một điều khá ngạc nhiên.
“Tivi chỉ để bật lên xem truyền hình trực tiếp các sự kiện, hội nghị của Chính phủ, Quốc hội, xem tin tức hay kết quả đá bóng và tủ lạnh cũng chỉ để đựng mấy lon nước. Khi cần sử dụng tivi LCD cho các cuộc họp trực tuyến, mình có thể xuống phòng họp”- bầu Thắng phân trần về chiếc tivi và tủ lạnh cũ.
Cường Đô la: Tiền kiếm được không mua nổi một sản phẩm hàng hiệu
Ngày 18/4, QCG đã gửi báo cáo lên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM về kết quả kinh doanh quý 1 năm 2013 của riêng công ty mẹ.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ QCG của mẹ con Cường Đô la lãi 826 triệu đồng, trong khi đó lợi nhuận quý I/2012 của công ty là 1,77 tỷ đồng.
Trước khi sáp nhập công ty, Cường Đô la nắm 537,5 nghìn cổ phần, tương ứng 5,375 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu đạt 0,44%. Nhưng với việc tăng vốn điều lệ của công ty, tỷ lệ sở hữu vốn của Cường Đô la chỉ còn 0,41%.
Như vậy, với cổ phần sở hữu ít ỏi này, số tiền mà Cường Đô la kiếm được trong quý 1 từ công ty mẹ QCG chỉ vẻn vẹn chưa đến 3,5 triệu đồng.
Eximbank xin chủ trương sáp nhập ngân hàng khác
Sáng ngày 26/4, ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Một nội dung có trong chương trình đại hội là chủ trương nghiên cứu việc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác - điểm thu hút sự chú ý của công chúng trong năm 2012 và đầu 2013, gắn với hoạt động của Eximbank.
Cụ thể, theo tờ trình liên quan, Hội đồng Quản trị Eximbank trình đại hội đồng cổ đông xem xét, chấp thuận về chủ trương nghiên cứu, sáp nhập với một tổ chức tín dụng khác là ngân hàng thương mại.