Thương lái mua nông sản không giống ai

Thanh Phong |

Thời gian gần đây, ở đồng bằng sông Cửu Long, thương lái vào tận vườn mua hoa thanh long, cau non, lá mãng cầu, mua cả cam sành non xắt mỏng phơi khô. Chẳng hiểu họ mua để làm gì.

Ông Nguyễn Văn Thanh, xã Hòa Ân (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết: "Vườn cam sành 4.000 m2 đang áp dụng kỹ thuật xử lý cho cây ra hoa vụ nghịch, nên phải cắt bỏ hết trái non.

Trước đây, những trái non này sẽ hái bỏ, nhưng thời gian gần đây có thương lái thu mua nên tôi gom lại bán kiếm tiền mua phân bón. Vừa qua tôi hái bỏ trái non được hơn 100 kg, kiếm cũng được 2 triệu đồng.

Thấy thương lái thu mua cam non, bà con thắc mắc hỏi thì có người nói đem làm nhang muỗi, trần bì trong thuốc bắc, xuất sang Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin nông dân trồng cam sành trên địa bàn huyện có bán cam non cho các thương lái thu gom, xắt mỏng phơi khô rồi xuất bán đi các nơi, Hội nông dân xã đã đích thân tìm hiểu.

Song theo nhiều người, việc làm này không ảnh hưởng gì đến năng suất cam, vì hầu hết là cam rụng, tỉa thưa trái để nuôi những trái đẹp, lớn hơn.

Cam xắt lát phơi khô bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/thuong-lai-mua-nong-san-khong-giong-ai-post142739.html | NongNghiep.vn
Cam xắt lát phơi khô bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trước đây, những trái non cắt đi, nhà vườn thường bỏ tại gốc, nay có thương lái mua thì bà con tận thu.

Còn việc hái cam non bán với giá 2.000 đồng/kg thì không ai làm. Vì thực tế giá cam sành trong vòng 1 tháng trở lại đây tăng kỷ lục, hơn 35.000 đồng/kg cam xô.

Ông Võ Châu Nhu, xã Phú Hữu, ở huyện Châu Thành, Hậu Giang cho biết: Việc thương lái thu mua cam sành non đã xảy ra gần 1 tháng nay.

Nhờ thương lái thu mua cam non nên việc tỉa thưa trái trên cây qua 2 đợt ông kiếm thêm 200.000 đồng.

Trên địa bàn xã Vĩnh Thới, Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cũng đã có một số hộ treo bảng thu mua cam non, với giá 2.000 đồng/kg.

Bà con cho biết, mua cam non sau đó mướn nhân công xắt mỏng với giá 500 đồng/kg, rồi phơi khô bán cho thương lái lớn ở TP HCM với giá 12.000 đồng/kg.

Mỗi ngày có hộ thu mua khoảng 2 tấn cam non từ các nhà vườn để cung ứng cho các đầu nậu. Tất cả số lượng cam non phơi khô được thương lái xuất sang thị trường Trung Quốc.

Ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn cho biết: Việc thương lái thu mua cam non phơi khô đang diễn ra trên địa bàn nhưng không ảnh hưởng gì đến quá trình sản xuất của nhà vườn.

Lượng cam non đó chủ yếu là cam rụng, và cam nông dân cắt bỏ để xử lý ra trái vụ nghịch, nên không ảnh hưởng tới năng suất.

Công việc này giúp nông dân tận thu. Tuy nhiên bà con cần thận trọng và hết sức bình tĩnh, cảnh giác với kiểu mua nông sản "không giống ai" đó. Còn ở khu vực Tiền Giang, Long An, việc thương lái thu mua bông thanh long cũng đã xuất hiện.

Ông Đinh Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, cho biết: Hiện tại trên địa bàn xã, thương lái đang thuê hơn 1.000 m2 đất của bà Nguyễn Thị Lên (ấp Long Hiệp, xã Quơn Long) làm điểm thu mua bông thanh long.

Người đứng ra thu mua có tên là Thiện (quê tỉnh Trà Vinh), còn người đứng tên thuê đất là Trần Thị Châu Giang (quê TP Cần Thơ).

Tuy nhiên, đứng phía sau Thiện và Giang là người có tên A Sám quê ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. A Sám vẫn thường xuyên xuất hiện tại điểm thu mua này.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thiện cho biết: "Chúng tôi thu mua bông thanh long với giá 2.000-2.500 đồng/kg, sau đó sẽ sấy khô rồi xuất bán sang Trung Quốc".

Theo ông giải thích thì bông thanh long sau khi đưa về Trung Quốc sẽ được dùng để pha trộn với một số loại trà uống cao cấp.

Bởi loại này sau khi sấy có mùi thơm ngọt đặc trưng. Nhụy và nhị hoa pha vào nước có vị ngọt thanh, dễ uống.

Thu hoạch bông thanh long bán cho thương lái... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/thuong-lai-mua-nong-san-khong-giong-ai-post142739.html | NongNghiep.vn
Thu hoạch bông thanh long bán cho thương lái.

Ngoài việc làm trà và nước giải khát, bông thanh long sau khi sấy cũng có thể làm dưa để hầm với thịt heo, hoặc dùng thay thế như một món rau, rất ưa chuộng tại Trung Quốc.

Ông Thiện cho biết thêm: "A Sám là người thu mua, còn có một người tên là A Thim sang đây để học cách trồng thanh long của người Việt.

Do ở Trung Quốc trồng thanh long phải thụ phấn mới kết trái, trong khi ở Việt Nam thì không cần phải thụ phấn".

Ông Thiện cũng khẳng định, nhóm của ông chỉ thu mua bông thanh long, không thu mua trái.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho rằng: Việc cắt tỉa bớt bông thanh long là cách làm thường xuyên trong quá trình canh tác, để giúp cây thanh long sinh trưởng, trái có chất lượng tốt.

Vì vậy, trước mắt việc thu mua bông thanh long không ảnh hưởng gì đến năng suất. Tuy nhiên, nhà vườn cũng cần hết sức cảnh giác trong việc mua bán bông thanh long của thương lái.

Nếu các thương lái đẩy giá thu mua lên cao và yêu cầu mua hết bông trên cây, thì nhà vườn phải ngưng ngay và báo cho chính quyền địa phương vào cuộc ngăn chặn.

Bởi nếu nhà vườn hám lợi trước mắt, hái sạch bông thanh long để bán rồi sau đó thương lái bỏ chạy, không tiếp tục thu mua nữa thì chắc chắn bà con mất mùa, thiệt hại lớn về kinh tế.

>>> Thú vị với bộ sưu tập xe máy biển số đẹp của biker Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại