Sự kiện M&A giữa VietinBank và The Bank of Tokyo - Mitsubishi uFJ (BTMU), nói một cách khác, được hiểu hoàn toàn rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tạo phát triển nguồn nhân lực…VietinBank khi bước sang năm 2013 chính thức có thêm một cổ đông nước ngoài nắm giữ 20% vốn chủ sở hữu.
Lợi ích vi mô
Nếu như trước đây, cụm từ M& A có thể khiến cho người nghe có cảm giác nghi ngại về khả năng doanh nghiệp bị thua lỗ, bị thâu tóm hay sức phòng thủ của doanh nghiệp yếu kém nên dẫn đến nguy cơ bị nuốt trọn, thì nay, cụm từ M&A đã được hiểu gần như đúng trọn vẹn những khía cạnh tích cực của nó. Thương vụ theo nghĩa tích cực này.
Về phía VietinBank, thông tin về thương vụ được đưa ra một cách "kiệm lời", mặc dù Chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Huy Hùng cũng không giấu diếm "sự tham gia của BTMUsẽ là một cơ hội giúp VietinBank củng cố năng lực tài chính, nền tảng vốn tự có, tăng an toàn cho hoạt động.
Quan trọng hơn, thông qua hỗ trợ hợp tác kỹ thuật và kinh doanh toàn diện với BTMu trong các lĩnh vực ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, bán lẻ… sẽ khai thác nhiều nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của VietinBank". Dẫu vậy, giới chuyên môn vẫn có thể hình dung được một số lợi ích cơ bản của thương vụ.
Thứ nhất, giá bán cổ phần của VietinBank hoàn toàn không hề rẻ nếu so với thị giá hiện tại. Tất nhiên, ai đó sẽ nói rằng, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều giao dịch M&a được công bố với giá cao hơn 50%, thậm trí 100% giá thị trường. Điều đó được lý giải là các điều khoản chi phối câu chuyện định giá không được hai bên công bố do những ràng buộc về bảo mật.
Nhưng có lẽ bên cạnh mục tiêu tìm một đối tác chiến lược đích thực, VietinBank chắc chắn cũng không bỏ qua yếu tố thỏa thuận sao cho "được giá", vì đây không hẳn chỉ là ngân hàng mà nhà nước nắm cổ phần chi phối mà còn có đại diện của IFC và các cổ đông nhỏ, lẻ có liên quan. Cổ đông nhà nước lẫn các cổ đông khác chắc chắn khó chấp nhận "bán rẻ" vốn của mình.
Do đó, việc VietinBank thu được một khoản tiền lớn lên tới gần 750 triệu đô la Mỹ qua thương vụ này trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang chảy chậm lại là một thành công đáng được ghi nhận. Với 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu đô la Mỹ, được trả cho 19,73% cổ phần của VietinBank, trước mắt ngân hàng này sẽ có một khoản tiền lớn trong năm 2013 và đây sẽ là nguồn đóng góp không nhỏ vào cung ngoại tệ của thị trường Việt Nam khi giao dịch chính thức hoàn thành.
Thứ hai, còn nhớ năm 2011, vụ "chạm ngõ" của VietinBank và Nova scotia (Canada) đã gần thành "đám cưới" thì bị hủy ngang chỉ vì nguyên do phía đối tác muốn được nhận toàn bộ thặng dư vốn, cổ tức của năm 2011. lý do nhỏ nhưng kết quả đường ai nấy đi đã cho thấy sự "sáng suốt" của HĐQT VietinBank trong việc lựa chọn đối tác đồng hành dài lâu và thực sự hỗ trợ mọi yếu tố về quản trị, tài chính, công nghệ… để cùng nhau phát triển, thay vì chỉ là một đối tác đầu tư tài chính và chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận.
Như vậy, về lâu dài, dù hợp đồng được bảo mật, nhưng để phát triển tại thị trường Việt Nam như kỳ vọng, BTMu chắc chắn sẽ phải hỗ trợ VietinBank mọi yếu tố, kể cả bao gồm chiến lược, để nâng tầm ngân hàng.
Một minh chứng khá cụ thể là ngay sau khi thương vụ được công bố, hãng tín nhiệm quốc tế standard & Poors (s&P) đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của VietinBank từ B lên BB- với triển vọng "ổn định"… Theo đó, s&P cho rằng, mức xếp hạng tín nhiệm nội tại (stand-alone credit profile - SACP) của VietinBank sẽ được cải thiện khi sự tham gia của BTMu giúp nâng mức vốn tự có của VietinBank lên quy mô lớn nhất Việt Nam.
S&P cũng tin tưởng VietinBank sẽ được hưởng lợi từ thương vụ bán cổ phần trên nhờ nhận được các hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác song phương và cơ hội hợp tác kinh doanh với các công ty con của BTMu. Điều này phản ánh kỳ vọng của s&P đối với việc duy trì vị thế quan trọng của Vietinbank trên thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2013 và có thể cả các năm tiếp theo.
Lợi ích vĩ mô
Theo Ts Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, lợi ích của thương vụ này cũng cần được ghi nhận từ khía cạnh vĩ mô. Trong đó, đầu tiên phải kể đến việc bán vốn thành công trong bối cảnh huy động vốn đầu tư từ mọi nguồn đều cực kỳ khó khăn. Một khi nhà đầu tư chấp nhận góp vốn, chứng tỏ họ "tín nhiệm" trước hết là VietinBank, sau nữa chính là Việt Nam. "Gần 1 tỷ đô la Mỹ cho một cú góp vốn đầu tư. Việt Nam vẫn đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á", ông Dương nhận định.
Ngoài ra, xét trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã định rõ Việt Nam sẽ phải có những ngân hàng tầm cỡ khu vực, ngân hàng tầm quốc gia và những tổ chức tài chính vi mô để phục vụ các nhu cầu tín dụng, sản phẩm cho khách hàng cá nhân nhỏ lẻ. Ở góc độ này, sự gia nhập của BTMu trong hàng ngũ cổ đông lớn của VietinBank, không chỉ cho VietinBank một cơ cấu cổ đông mạnh, bao gồm Ngân hàng Nhà nước, IFC và BTMu mà còn cho VietinBank một lợi thế về thương hiệu, cũng như cơ sở để tham gia vào mạng lưới mở rộng hơn nữa hoạt động của BTMu ngay tại châu Á. Nôm na, đây chính là "đòn bẩy" khiến VietinBank xứng đáng trở thành "trục chính", trụ cột của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập và vươn ra với khu vực và thế giới.
Hơn nữa, cũng theo Ts lê Thẩm Dương, nếu xét về chiến lược, trước nay VietinBank đã không chỉ dừng lại ở quy mô phát triển trong nước. Việc phát triển và bắt tay với đối tác châu Á không có gì mâu thuẫn với chiến lược "hướng về châu Âu" mà VietinBank đã hoạch định với động thái mở chi nhánh đầu tiên ở Đức - cửa ngõ của châu Âu vào năm 2011.
"Bài toán chiến lược của họ quan trọng nhất là hướng ra bên ngoài và có tính đa dạng. sự vững vàng của VietinBank bất chấp khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 và một cam kết mới từ phía BTMu đang cho thấy sự đa năng và hình ảnh của một ngân hàng mới trong tương lai", ông Dương nhận định.