NV Vietnam Airlines kêu cứu: Có thể ra đi nếu không có ràng buộc

“Quy định về thời hạn và bồi thường phải trên tinh thần tôn trọng và tự nguyện. Nếu VAECO ép người lao động kí thì đã vi phạm pháp luật về lao động".

Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM, luật sư Trần Mỹ Thoa, phân tích: nhân viên kĩ thuật là người lao động và VAECO là doanh nghiệp sử dụng lao động. Như vậy, những ràng buộc giữa hai bên phải căn cứ trên Luật Lao động và thỏa ước của người lao động với doanh nghiệp.

“Phải xem giữa VAECO và các nhân viên kĩ thuật có cam kết các điều khoản về bồi thường chi phí đào tạo, thời gian làm việc không. Những ràng buộc này thường nằm trong hợp đồng lao động. Nếu có thì bên nào vi phạm các điều khoản của hợp đồng sẽ phải bồi thường”, Luật sư Trần Mỹ Thoa nói.

Về tình huống ngay sau khi có sự chiêu mộ nhân viên từ Vietjet Air thì VAECO mới ban hành quy định bắt buộc thời gian làm việc và khoản tiền bồi thường chi phí đào tạo, luật sư Thoa nói:

“Quy định về thời hạn và bồi thường phải trên tinh thần tôn trọng và tự nguyện. Nếu VAECO ép người lao động kí thì đã vi phạm pháp luật về lao động. Ngoài ra, thỏa ước kí kết giữa nhân viên kĩ thuật và doanh nghiệp phải thể hiện tính dân chủ, được thông qua trước toàn thể doanh nghiệp”.

 	Hình minh họa

Hình minh họa

Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Phan Minh, đoàn luật sư TP.HCM, nói thêm: Hiện nay với nhu cầu lao động tay nghề cao rất lớn nên phát sinh những tình huống buộc pháp luật phải thay đổi cho phù hợp.

Thời gian lao động và các khoản chi phí bồi thường, chi phí đào tạo… thường sẽ được doanh nghiệp ghi rõ trong hợp đồng. Điều này sẽ rất đơn giản nếu người lao động bỏ doanh nghiệp ra đi “tìm bến đỗ mới”, thì chủ doanh nghiệp căn cứ theo hợp đồng mà đòi hoàn trả. Còn ngược lại thì không thể trách được người lao động.

Tâm lí thông thường của người làm công lãnh lương là nơi nào có thu nhập cao hơn thì đi. Vì thế, những thỏa ước chung trước khi làm việc giữa hai bên là rất quan trọng”, Luật sư Minh phân tích.

Bình luận về tình huống sau khi có câu chuyện Vietjet Air thu hút người của VAECO, luật sư cho biết:

Thỏa ước được VAECO thành lập sau tình huống Vietjet Air kéo người muốn có giá trị thì nó phải được VAECO thông qua tại đại hội công nhân viên chức và công đoàn cơ sở chứ không thể là ý muốn chủ quan của ban giám đốc.

Trên cơ sở ý kiến số đông tán thành thì thỏa ước mới mới hợp pháp. Còn ban giám đốc VAECO tự ý ra thỏa ước rồi buộc người lao động kí thì chưa đúng với quy định. Như vậy, người lao động bị ép buộc phải kí và họ có quyền không chấp nhận”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại