Mực ngon nhờ hóa chất
Tại nhiều chợ ở TP HCM đi đâu cũng thấy mực tươi bán tràn lan. Do nhìn bắt mắt nên nhiều bà nội trợ đua nhau mua mà ít ai biết rằng các sản phẩm loại này đã từng được sơ chế hết sức đáng sợ bằng đủ loại hóa chất.
Những người bán hàng thản nhiên chế vào từng xô chậu
một ít nước màu đục như nước vo gạo, rồi khuấy đều. Kế tiếp, họ cho mực
nguyên liệu vào xô trộn đều và ngâm cả giờ...
Khi trời sáng, mực được vớt ra bán. Những con mực tím đen trước đó, giờ đã trắng phau, tươi rói. Nhiều bà nội trợ cẩn thận cầm từng con mực lật qua, lật lại nhưng rồi cũng phải tỏ vẻ ưng ý và cứ thế chọn mua.
Dân trong nghề gọi loại hóa chất này là “chất kiềm” có
công dụng giữ cho con mực không bị hư hỏng và tích nước làm tăng trọng
lượng (mỗi kg mực ngâm hóa chất này sẽ làm tăng trọng lượng thêm ít nhất
200 g).
Trường hợp mực đã bị biến chất, người bán sẽ “xử lý” bằng cách ngâm chất tẩy trắng. Chất này không chỉ khử mùi hôi tanh (do mực đang trong quá trình phân hủy) mà còn tạo độ giòn, dai...
Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa kỹ thuật hóa học
Trường Đại học Bách khoa TP HCM cho biết có rất nhiều hóa chất để giữ
nước được dùng trong các mặt hàng thủy sản như urê, carpopol,
cellulos...
Những chất này khi xâm nhập cơ thể người sẽ rất nguy hiểm vì
nó không thể tiêu hóa mà tích tụ dần và gây phản ứng trong cơ thể.
Hô biến hàng Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã liên tiếp phát hiện nhiều lô hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán tại thị trường Đà Lạt dưới nhãn mác “Made in Dalat”.
Những mặt hàng được "rửa nguồn gốc" là dâu tây, khoai tây, các loại mứt khoai sâm, khoai lang dẻo, mơ cay, đào sữa, dâu tây, bắp cải, mơ, hồng...
Tại các cơ sở chế biến, những lô hàng “đặc sản” này có bao bì chữ Trung Quốc được các chủ cơ sở nhập về rồi sau đó “phù phép” thành hàng đặc sản Đà Lạt để tung ra thị trường.
Khoai tây Trung Quốc được "làm áo" khi nhập về để biến thành đặc sản Đà Lạt
Ông Võ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt tỏ ra lo ngại: “Các mặt hàngTrung Quốcnhập về Việt Nam rồi được 'phù phép' thành hàng đặc sảnĐà Lạttrong thời gian gần đây rất đáng để lên tiếng báo động. Trên địa bàn Đà Lạt, hai mặt hàng Trung Quốc đội lốt nhãn hiệu Đà Lạt trong thời gian gần đây đã bị người tiêu dùng tẩy chay đó là khoai tây và dâu tây; tiếp đến là một số loại rau trái như bắp cải, mơ, hồng…”.
Ông Lại Thế Hưng – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở NNPTNT Lâm Đồng) cho biết: “Do sự chênh lệch về giá khá lớn nên vẫn còn không ít tư thương ởĐà Lạt lấy hàng Trung Quốc về “đánh bóng” rồi gắn nhãn mác đặc sản Đà Lạt để tiêu thụ ở thị trường".
Phù phép lòng bò thành khô bò
Chiều 27-8, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) huyện Bình Chánh (TP.HCM) kiểm tra và phát hiện căn nhà không số thuộc tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A do bà Bùi Thị Ngọc Hậu làm chủ đang sản xuất lòng bò thành khô bò đen.
Tại hiện
trường, đoàn ghi nhận “quy trình” chế biến, đóng gói loại khô
bò này đều thực hiện trên nền nhà nhớp nháp: Khô bò đen được để
tràn dưới nền nhà, trong đó không ít khô bò thành phẩm lên mốc.
Dụng cụ sản xuất gần 10 bao và rổ cáu bẩn chứa khô bò thành phẩm lẫn lộn rác được “ém” trong nhà vệ sinh. Hai chiếc nồi to dùng để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút.
Nơi sản xuất khô bò mất vệ sinh của bà Bùi Thị Ngọc Hậu.
Lòng bò nguyên liệu còn lẫn dây nhợ.
Lòng bò được xắt nhỏ thành miếng.
Đoàn kiểm tra còn ghi nhận khô bò thành phẩm chứa trong hơn 10 thùng nhựa, trong đó có thùng chứa khô bò lẫn với rác, dây nhợ. Có thùng khô bò thành phẩm dính cứng ngắt, vón cục.Lòng bò được mua ở một cơ sở bên quận 8 (TP.HCM) với giá từ 18.000 đến 20.000 đồng/kg. Sau khi mua về, lòng bò sẽ được luộc, cắt nhỏ. Tiếp theo là cho vào nồi chứa hỗn hợp nước gồm đường, tỏi, muối, màu… Sên cho bò thành đen, ngấm mùi rồi mang đi phơi sẽ thành khô bò đen.