Người tiêu dùng nên làm gì với 5 con ruồi trong chai C2?

Kiều Linh |

Nhiều luật sư cho rằng, người tiêu dùng ở Thanh Hóa vứt bỏ chai C2 có 5 con ruồi là đánh mất quyền lợi của mình và cơ quan quản lý Nhà nước có quyền vào cuộc thanh tra.

Cơ quan quản lý có quyền thanh tra dây chuyền sản xuất C2

Như báo chí đưa tin, ngày 13 -3, anh Thạch Ngọc Tuấn, người dân ở phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phát hiện trong một chai nước mang nhãn mác C2 có 5 con ruồi.

C2 sản phẩm nước giải khát của Công ty TNHH URC Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí, ông Nguyễn Phước Quý Trường, Quản lý nhãn hàng trà xanh C2 của công ty TNHH URC Việt Nam cho biết, ngày 16-3, đại diện URC đã đến Thanh Hóa để gặp anh Tuấn tìm hiểu và giải đáp vụ việc.

Tuy nhiên, khi URC đề nghị cung cấp sản phẩm để gửi đi giám định tại cơ quan chức năng thì anh Tuấn báo rằng gia đình mở nắp vào ngày 15-3 và đã vứt bỏ sản phẩm.

Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang và nghi hoặc về chai nước có con ruồi ở trong đã bị mang đi tiêu hủy.

Chị Hoàng Thị Mai, người dân ở Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, HN lo lắng: “Tôi có theo dõi thông tin 5 con ruồi trong chai nước C2. Tôi không hiểu vì sao anh Tuấn lại vứt chai nước đi mà không gửi đến cơ quan chức năng để kiểm nghiệm?

Mặc dù những lời giải thích của nhà sản xuất là có lý đi, nhưng nếu sản phẩm được kiểm nghiệm thì chúng tôi sẽ tin tưởng tuyệt đối và tiếp tục sử dụng sản phẩm mà không lo ngại như bây giờ”.

Trao đổi về vấn đề này, nhiều luật sư cho rằng, người tiêu dùng nên gửi chai nước đến cơ quan chức năng thay vì ném bỏ.

Luật sư Trương Chí Công, Trưởng văn phòng Luật sư C&M cho hay, để bảo vệ quyền lợi của mình và của những người tiêu dùng khác, người phát hiện vi phạm cần có trách nhiệm bảo vệ tang chứng và khiếu nại tới các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

“Theo quy định tại khoản 2, điều 9 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì người tiêu dùng có nghĩa vụ:

Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;

Hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng"- ông Công cho biết.

Cũng theo luật sư Công, trong trường hợp chai C2 nghi có 5 con ruồi, cơ quan quản lý có quyền thanh tra, kiểm tra quy trình sản xuất C2 để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và không phụ thuộc vào việc người tiêu dùng tự hủy bỏ chai nước.

“Theo quy định điều 15 của Thông tư số 16/2012/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 22/10/2012, Cơ quan quản lý Nhà nước có quyền kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai khi có vi phạm an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm.

Trong trường hợp này, nếu dư luận lên tiếng về sự cố an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước có quyền thực hiện kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai”- luật sư Công phân tích.

Người tiêu dùng cần có trách nhiệm với cộng đồng

Còn luật sư Trần Ðình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân, Ðoàn luật sư Hà Nội  bày tỏ quan điểm: “Hành động của người tiêu dùng ngay sau khi phát hiện ra chai nước C2 có ruồi đã công bố cho mọi người xem, nhưng không hiểu vì lý do gì họ lại tiêu hủy.

Lẽ ra khi phát hiện chai nước có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng, với tư cách là một công dân, là người tiêu dùng, họ phải giữ nguyên để báo cáo cơ quan chức năm xem xét.

Đặc biệt, những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người như đồ uống, thức ăn…”.

Luật sư Trần Ðình Triển 

“Mặc dù người tiêu dùng vứt bỏ chai nước đi, cơ quan chức năng chưa giám định là sự việc có thật hay giả để xử lý, nhưng bản thân là người tiêu dùng, là một công dân, họ phải có trách nhiệm, phải nghĩ đến quyền lợi của người tiêu dùng, của cộng đồng mình.

Hành vi này chính là lương tâm của con người”- luật sư Triển khẳng định.

Cũng theo luật sư Trần Đình Triển: “Trong một vài trường hợp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có dị vật để uy hiếp, đe dọa, tìm mọi cách tống tiền, còn doanh nghiệp thì trả tiền để khử chứng cứ.

Đó là hành vi vi phạm pháp luật và nên xử lý theo đúng quy định của pháp luật".

Giám đốc công ty luật Fanci, Ðoàn luật sư tỉnh Bắc Giang
Luật sư Nguyễn Văn Tú
Với vụ việc chai nước có nhãn mác C2 được nghi là của Công ty TNHH URC Hà Nội sản xuất thì không thể cứ tiêu hủy bằng chứng là chai nước cho là có ruồi thì đã xong. Trong trường hợp này có thể có sự cảm thông của cá nhân người tiêu dùng với nhà sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo lợi ích, an toàn cho cộng đồng người tiêu dùng thì người tiêu dùng nên báo cáo cơ quan chức năng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại