Ngoài 7.415 tỷ 'dư nợ bầu Kiên', ACB còn 4.000 tỷ tài sản "mờ" khác

NHNN đang tiến hành “thanh tra toàn diện” ACB với mục tiêu chính là điều tra các khoản vay, bảo lãnh, thế chấp của các công ty có liên quan tới bầu Kiên.

Kể từ tháng 8/2012 tới nay, bất cứ khi nào ACB có công bố thông tin, có lẽ điều thị trường quan tâm nhất là những câu chuyện liên quan đến Bầu Kiên. Theo thông tin từ đơn vị kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành “thanh tra toàn diện” ACB với “một trong các mục tiêu chính” là điều tra các khoản vay, bảo lãnh, thế chấp của các công ty có liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên.

Tuy vậy, ngoài số dư các khoản cho vay và phải thu 7.415 tỷ đồng từ nhóm công ty của Bầu Kiên, trong BCTC mới công bố của ngân hàng này có những “điểm mờ” khiến cổ đông và giới đầu tư không khỏi lo ngại.

1.193 tỷ đồng đảm bảo thanh toán cho hai công ty của bầu Kiên

Theo thuyết minh số 40, BCTC hợp nhất năm 2012 của ACB, nghĩa vụ đảm bảo thanh toán này ban đầu là của CTCK ACBS cho “một ngân hàngtrong nước” đối với gốc và lãi trái phiếu do hai công ty của bầu Kiên phát hành cho ngân hàng này.

Tới cuối năm 2012, ACBS sử dụng 627 tỷ đồng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của mình. Đáng chú ý, số cổ phiếu này lại được ACBS mua thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư với chính hai công ty trên của bầu Kiên.

Đến ngày 15/1/2013, để thay thế cho đảm bảo của ACBS, Ngânhàng ACB ký kết với “ngân hàng lạ” kể trên một thư đảm bảo thanh toán với tài sản đảm bảo là 1.193 tỷ đồng tiền gửi của ACB tại ngân hàng này. Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo bằng tiền gửi đã bằng đúng với giá trị nghĩa vụ đảm bảo thanh toán.

Không trích lập dự phòng 756 tỷ đồng tiền gửi trong vụ án Huyền Như

Lý do mà ACB đưa ra là ngân hàng này “tin tưởng sẽ thu hồiđược các khoản vay”, “dựa trên diễn tiến sự việc, các bằng chứng của vụ án và ýkiến của luật sư”. Khoản tiền này bao gồm 719 tỷ gốc và 36,5 tỷ đồng lãi phải thu.

Về phía Vietinbank, ngân hàng này cũng “tin tưởng rằng” mình“không phải chịu trách nhiệm liên đới và bất kỳ tổn thất tài chính nào” (theo BCTC kiểm toán năm 2012 của Vietinbank).

Cần lưu ý là Huyền Như đã bị bắt và số tiền 719 tỷ mà ACB ‘nghĩ là mình gửi’ tại Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã không cánh mà bay. Nói cách khác, một trong hai ngân hàng ACB và Vietinbank sẽ phải gánh số “tổn thất tàichính” 756 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi này.

“Niềm tin” của bên nào sẽ trở thành hiện thực thì còn phải đợi phán quyết của tòa nhưng việc cả hai bên đều không trích lập dự phòng khiến thị trường không khỏi ái ngại.

Ngoài 7.415 tỷ 'dư nợ bầu Kiên', ACB còn 4.000 tỷ tài sản "mờ" khác
 

Thoát trích lập dự phòng đối với 1.095 tỷ đồng tiền gửi quá hạn

Trước vụ Bầu Kiên, ACB luôn là tay chơi lớn trên thị trườngliên ngân hàng. Tới giữa năm 2012, ACB là ngân hàng cho vay ròng nhiều thứ hai trên thị trường này với 36.081 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank và còn xếp trên cả những ngân hàng luôn dư dả tiền mặt như BIDV và MBB. (Đáng lưu ý,Vietinbank lúc này là người đi vay ròng gần 23 nghìn tỷ đồng).

Vì thế, đến khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ACB khó tránh thiệt hại. Tới cuối năm 2012, ACB đang có 1.095 tỷ đồng tiền gửi đã quá hạn tại “một NHTMCP trong nước”.

Phía ACB bảo vệ việc mình không tiến hành trích lập dự phòng bằng cách dẫn chiếu tới Thông tư 21/2012/TT-NHNN hướng dẫn về vay và cho vay giữa các TCTD, theo đó không có hướng dẫn về trích lập dự phòng cho trường hợp này.

Tuy vậy, TT 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/6/2013 đã có quy định yêu cầu trích lập dự phòng trong trường hợp cho vay quá hạn trên liên ngân hàng và như vậy toàn bộ chi phí trích lập dự phòng cho số tiền gửi quá hạn này sẽ được phản ánh trong BCTC bán niên 2013 của ACB.

941 tỷ đồng dư nợ và lãi phải thu Vinalines, liệu cách xử lý có giống dư nợ Vinashin?

Số tiền này bao gồm 747 tỷ đồng vay mua và đóng tàu, 107 tỷ đồng vay tài trợ vốn lưu động và 87,5 tỷ đồng lãi phải thu. Hiện ACB đang xếp toàn bộ dư nợ Vinashin vào nhóm “Nợ cần chú ý”, tức chỉ phải trích lập dự phòng có 5%.

Dù Đề án tái cơ cấu Vinalines đã được phê duyệt từ trước Tết Nguyên đán, nhưng trong Hội nghị đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GT-VT mới đây, “những bước đi chi tiết của kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn này vẫn dậm chân tại chỗ”.

Theo lời ông Lê Anh Sơn, Phó Tổng giám đốc Vinalines, nếu không tái cơ cấu, Vinalines sẽ “tiệm cận nguy cơ phá sản”.

Trong trường hợp triển vọng kinh doanh của Vinalines khôngcó gì sáng sủa thêm trong những năm sắp tới, không loại trừ khả năng dư nợ của tập đoàn này sẽ được xử lý tương tự như dư nợ của Vinashin với các TCTD trongnước.

Còn nhớ, dư nợ của Vinashin tại các NHTM sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 10 năm, với giá trị bằng 30% mệnh giá khoản nợ. Nói cách khác, các NHTM mất 70% nợ gốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại